[Hóa 8] Muối ngậm

B

binbon249

muối ngậm nước là muối mà phân tử kèm theo một số phân tử nước kết tinh.
vd:
*[TEX]CuSO_4.5H_2O[/TEX] :
>>muối là CuSO4còn nước kết tinh là [TEX]5H_2O[/TEX]
* [TEX]Na_2CO_3.10H_2O[/TEX]
>> muối là [TEX]Na_2CO_3[/TEX] nước kết tinh là [TEX]10H_2O[/TEX]

============================================================================

********************************MỘT SỐ BÀI TẬP***************************

Bài 1: Để xác định CTPTcủa hai muối clorua kép xKCl.yMgCl2.zH2O(muối A) người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:
*TN1:nung 11,1g A thì thu được 6,78g muối khan.
*TN2:cho 22,2g muối A t/d dd NaOH dư rồi lấy hết tủa nung nóng đến khói lượng không đổi thì thu được 3,2g chất rắn .Xác định CTPTcủa A biết A có phân tử khối là 277,5.


Bài 2: Hòa tan 3,7kg [TEX]MgSO_4.7H_2O[/TEX] vào 2 lít nước (tỉ trọng 1kg/l) và đun nóng để nước bay hơi bớt thu được Akg dung dịch magie sufat bão hòa ở 100*C. Khi hạ nhiệt độ của Akg dung dịch trên từ 100*C đến 0*C thì có B kg [TEX]MgSO_4.7H_2O[/TEX] tách ra. Xác định A, B. Cho biết dung dịch magie sunfat bão hòa ở 0*C có nồng độ 21,2% còn ở 100*C là 42,5%


Bài 3: Hòa tan m gam tinh thể [TEX]Na_2CO_3.10H_2O[/TEX] vào V ml dung dịch [TEX]Na_2CO_3[/TEX] c% (khối lượng rieng là d g/ml) thu được dung dịch X. Lập biểu thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch X theo m, V, c, d


Bài 4: Hòa tan 7,15 gam [TEX]Na_2CO_3.10H_2O[/TEX] vào 42,85 gam nước. Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được( coi thể tích của nước trong dung dịch là thể tích của dung dịch). Biết khối lượng riêng của nước =1g/ml


Bài 5: Axit sufuric 100% hấp thụ [TEX]SO_3[/TEX] tạo ôlem có công thức [TEX]H_2SO_4.nSO_3[/TEX]. Hòa tan 6,76g ôlem trên vòa nước thu được 200ml dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] . Cứ 5ml dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] trên thì trung hòa vừa đủ 8ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định công thức ôleum
 
Last edited by a moderator:
P

phongtin

giúp mình bài này với
bài 1: đốt cháy hoàn toàn a(g) hỗn hợp gồm 3 hidrocacbon .dẫn hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 2,66g và thu được 4g kết tủa . tính a(g).

Nước trong thành phần tinh thể gọi là nước kết tinh. những tinh thể chứa nước kết tinh gọi là tinh thể ngậm nước.
một số tinh thể ngậm nước:
FeSO4.7H2O; CaSO4.10H2O
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

giúp mình bài này với
đốt cháy hoàn toàn a(g) hỗn hợp gồm 3 hidrocacbon .dẫn hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng 2,66g và thu được 4g kết tủa . tính a(g).

gif.latex
 
P

phongtin

nhưng đè bài cho 3 hidrocacbon cơ mà . nếu làm vậy theo pt thì chỉ có 1 hidrocacbon thôi. không hiẻu bạn giải thich lại đi
 
P

phongtin

thank.........................................................you. nhưng giải thích lại hộ mình cái chỗ số mol oxi
 
P

phongtin

ê mình mới học định luật bảo toàn khối lương thôi mà. định luật bảo toàn nguyên tố là gì vậy
 
B

binbon249

ê mình mới học định luật bảo toàn khối lương thôi mà. định luật bảo toàn nguyên tố là gì vậy
Định luật này phát biểu là: tổng số mol của 1 nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau (tức ko đổi)
Ví dụ minh họa nhé

* giả sử số mol của CaO sinh ra là 0,1 mol, số mol của CO2 sinh ra là 0,02 mol
* ta có phương trình
gif.latex

Trong đó
gif.latex
từ đó suy ra số mol của oxi trong CaO:
gif.latex

Và số mol oxi trong CO2
gif.latex

Để ý rằng, số mol của oxi trong CaCO3 là tổng số mol của oxi trong CO2 và CaO
= 0,1+0,04=0,14 mol
 
Top Bottom