[hóa 8] luồng CO

H

huynhthithuthao1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho một luồng khí Co qua ống đựng 20 gam CuO đun nóng và cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy tạo thành 16gam kết tủa.
a)Tính nồng độ phần trăm CuO đã bị khử
b)Nếu hòa tan chất rắn còn lại trong ống sứ bằng dung dịch axit nitrit đặc thì có bao nhiêu lít khí màu nâu bay ra (đktc)
 
N

nguyenminhduc2525

Cho một luồng khí Co qua ống đựng 20 gam CuO đun nóng và cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy tạo thành 16gam kết tủa.
a)Tính nồng độ phần trăm CuO đã bị khử
b)Nếu hòa tan chất rắn còn lại trong ống sứ bằng dung dịch axit nitrit đặc thì có bao nhiêu lít khí màu nâu bay ra (đktc)

nCO2=nCaCO3=16/100=0.16(mol)
nCuO=20/80=0.25(mol)
CuO + CO >>>CO2 + Cu
0.16__________0.16__0.16
%CuO bị khử = 0.16/0.25=0.64% ( 64%)
Cu + 4HNO3 >>>Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H20
0.16______________________0.32
>>vNO2=0.32X22.4=7.168(lít)
 
D

doctor.zoll

Cho một luồng khí Co qua ống đựng 20 gam CuO đun nóng và cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thấy tạo thành 16gam kết tủa.
a)Tính nồng độ phần trăm CuO đã bị khử
b)Nếu hòa tan chất rắn còn lại trong ống sứ bằng dung dịch axit nitrit đặc thì có bao nhiêu lít khí màu nâu bay ra (đktc)

CuO mà cũng bảo tính nồng độ phần trăm nữa mới ghê chứ ( = 100 % :D )
 
T

tomandjerry789

vậy cho em hỏi là khi nào axit nitric tác dụng với một chất tạo nên khí H2

+ Tác dụng với $HNO_3$ loãng lạnh thì giải phóng $H_2$
+ Tác dụng với $HNO_3$ loãng nguội thì giải phóng $N_2O$
+ Tác dụng với $HNO_3$ loãng nóng thì giải phóng $NO$
+ Tác dụng với $HNO_3$ rất loãng thì tạo thành $NH_4NO_3$
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenso2

NH4NO3 có phải là khí đâu mà giải phóng, tiện đây cho em hỏi tính oxi hóa và tính khử là gì ạ. Vì sao HCL có tính khử còn H2SO4 có tính oxi hóa
 
D

doctor.zoll

NH4NO3 có phải là khí đâu mà giải phóng, tiện đây cho em hỏi tính oxi hóa và tính khử là gì ạ. Vì sao HCL có tính khử còn H2SO4 có tính oxi hóa



HCl có tính khử bởi Clo có số oxi hóa âm -1 thấp nhất nên thể hiện tính khử. Còn $H_2SO_4$ thì S có số oxi hóa $+6$ cao nhất nên thể hiện tính oxi hóa.

Đó chỉ là câu hỏi đối với 2 axit đặc thôi nhá! Còn loãng thì tính oxi hóa hết, bởi ko do 2 ion $Cl^-$ và $SO_4^{2-}$ quyết định mà do $H^+$ :)
 
Last edited by a moderator:
D

doctor.zoll

+ Tác dụng với $HNO_3$ loãng lạnh thì giải phóng $H_2$
+ Tác dụng với $HNO_3$ loãng nguội thì giải phóng $N_2O$
+ Tác dụng với $HNO_3$ loãng nóng thì giải phóng $NO$
+ Tác dụng với $HNO_3$ rất loãng thì giải phóng $NH_4NO_3$

Cái này chưa chắc đâu nè!

Nó còn phụ thuộc vào kim loại nào phản ứng với axit (đặc or loãng) nữa cơ!

Như thế này: (là phụ thuộc vào KL phản ứng)

Kim loại + $HNO_3$ đặc nóng sẽ tạo khí $NO_2$

Kim loại đứng sau Hidro + $HNO_3$ loãng tạo khí NO

Kim loại đứng trước Hidro + $HNO_3$ loãng có thể tạo $N_2$, $NO$ , $NH_4NO_3$ , $N_2O$
 
S

sky_net115

Tính khử của một chất là làm cho chất khác tăng số oxi hóa lên:d
Tinh oxi hóa của một chất là làm cho chất khác giảm số oxi hóa
Ta thường nói khử tăng o giảm :D nói với 1 chất :D

VD : Fe + Hcl => FeCl2 + H2

Fe bị Hcl oxi hóa từ Fe lên Fe+2. ( Đây là quá trình bị oxi ) - Đồng nghĩa với việc Fe là chất khử
Đồng thời H+1 bị Fe khử về H (Đây là quá trình bị khử) - Đồng nghĩa với việc HCl là chất Oxi


HCl Chỉ có duy nhất tính khử là do Cl có số oxi hóa thấp -1 và ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ ĐỘ ÂM ĐIỆN CỦA CL RẤT LỚN ( NHỎ HƠN OXI VÀ FLO) nên không bị khử nữa :D
H2SO4 là chất oxi hóa mạnh do lưu huỳnh có số oxi hóa +6 (ĐỘ ÂM ĐIỆN KHÔNG LỚN LẮM ) lên có khả năng xuống mức oxi hóa thấp hơn là +4. -2, 0
Chi tiết hơn sẽ được học ở chương trình lớp 10 :D
 
S

sky_net115

Cái này chưa chắc đâu nè!

Nó còn phụ thuộc vào kim loại nào phản ứng với axit (đặc or loãng) nữa cơ!

Như thế này: (là phụ thuộc vào KL phản ứng)

Kim loại + $HNO_3$ đặc nóng sẽ tạo khí $NO_2$

Kim loại đứng sau Hidro + $HNO_3$ loãng tạo khí NO

Kim loại đứng trước Hidro + $HNO_3$ loãng có thể tạo $N_2$, $NO$ , $NH_4NO_3$ , $N_2O$

Mỗi người thiếu 1 tí rồi :D
còn phụ thuộc vào nồng độ mol HNO3 nữa :D Đặc thì ra NO2, còn thấp thì ra sản phẩm có N số oxi hóa thấp :p

Nói chung đầu bài toán sẽ gợi ý cho ta biết chất sản phẩm khử sẽ ra là gì
 
N

nguyenso2

Có ai có bí quyết hay công thức để tính ra sản phẩm của các phương trình phản ứng không ạ. Cô em bảo về học thuộc các phương trình khó nhưng như vậy thì chắc đến già mới học xong quá
 
Top Bottom