ko cần lo lắng wa đâu em, Hóa lớp 8 còn căn bản mà, về lớp e và số e trong mỗi lớp thì có nguyên tắc hết ( Hóa mà, kái j cũng tuân theo wi luật, ko có tự chế dc đâu) , vầy nhá:
+ mỗi nguyên tử có tối đa 7 lớp e, mỗi lớp e có số phân lớp bằng chính số thứ tự của lớp đó (ví dụ: lớp thứ 3 thì có 3 phân lớp)
+ phân lớp thứ 1 là s, thứ 2 là p, thứ 3 là d, thứ 4 là f (trong các nguyên tố hiện có thì số e chỉ điền đủ vào 4 phân lớp đó thôi)
+ thêm 1 khái niệm nữa là obitan ( hiểu đại khái như là 1 vùng không gian mà ở đó e tập trung chuyển động nhìu nhất), mỗi obitan thì có 2e. số obitan trong mỗi phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7. vậy suy ra là phân lớp s có tối đa 2e, phân lớp p tối đa là 6e, phân lớp d tối đa 10e, phân lớp f tối đa 14e
+ mỗi lớp e có số obitan bằng bình phương số thứ tự của lớp đó:
. lớp thứ 1 có 1 obitan, phân bố ở phân lớp s
. lớp thứ 2 có 4 obitan, phân bố lần lượt ở phân lớp s và p
. lớp thứ 3 có 9 obitan, phân bố lần lượt ở phân lớp s, p, d
. lớp thứ 4 có 16 obitan, phân bố lần lượt ở phân lớp s, p, d, f
ví dụ như nguyên tố N có 7 e
lớp thứ 1 là 1 obitan, phân lớp s chứa 2e ---> lớp 1 có 2e (vẫn còn 5e , nên ta sẽ điền tiếp)
lớp thứ 2 là 4 obitan, phân lớp s chứa 2e (còn 3e), phân lớp p chứa 6e, nhưng chỉ còn 3e nên ta sẽ điền 3e vào phân lớp p đó ---> lớp thứ 2 có 5e
đây thật ra là phương pháp viết cấu hình e cùa lớp 10 để có thể xác định dc chu kì, nhóm, vv... của 1 nguyên tố ^^! hơi khó một tí, chị chỉ nói sơ thôi, còn nhìu vấn đề khác nữa, nhưng em yên tâm, lớp 8 thì chưa wan trọng việc xác định số e từng lớp đâu. tại wa lớp 8 lâu rồi nên chị ko nhớ lớp 8 học về kai j nữa, đại khái là em cứ nắm vững dc những tính chất cơ bản của Axit, Bazo, Muối, Oxit, ... công thức cơ bản, làm bài tập nhìu để wen dạng bài...
mong là em sẽ iu môn Hóa