P
pexoan
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 1: Cho một thể tích không khí ( chứa 80% khí nito và 20% khí oxi về thể tích) cần thiết đi qua bột than đốt nóng thu được khí than A gồm cacbon oxit và nito. Trộn khí than A với một lượng không khí gấp đôi lượng cần thiết để đốt cháy cacbon oxit được hỗn hợp khí B. Đốt cháy khí B được hỗn hợp khí D trong đó khí nito chiếm 79,47% về thể tích.
a) Tính hiệu suất của phản ứng đốt cháy cacbon oxit?
b) Xác định tỷ lệ % về thể tích của các khí trong D?
c) Tính tỷ khối của hỗn hợp khí D so với khí than A?
Biết các thể tích đo ở cùng một điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Bài 2:
1) Để hoà tan 4g sắt oxit FexOy cần 52,14ml dung dịch HCl 10% ( d=1,05g/ml). Xác định công thức phân tử của sắt oxit? Biết rằng phản ứng giữa sắt oxit và axit tạo ra muối và nước. ( Mình đã tìm ra công thức của sắt oxit là Fe2O3)
2) Cho V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam sắt oxit nói trên đốt nóng, xảy ra phản ứng khử sắt oxit thành sắt. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A đi ra khỏi ống sứ có tỷ khối với hidro là 17. Nếu hoà tan chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy cần dùng hết 50ml dung dịch H2SO4 0,5M, còn nếu dùng dung dịch axit nitric thì thu được muối duy nhất là sắt (III) nitrat có khối lượng lớn hơn chất rắn B là 3,48g.
a) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A?
b) Tính giá trị của V, m?
Bài 3: Trộn V1 lít dung dịch axit clohidric 0,6M với V2 lít dung dịch natri hidroxit 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2 biết 0,6 lít dung dịch A có thể hoà tan hết 1,02g Al2O3 ( coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích )?
Biết rằng:
- Axit tác dụng với bazo ( hoặc oxit bazo) tạo ra muối và nước.
- Nhôm oxit có thể tác dụng với natri hidroxit tạo thành NaAlO2 và nước.
Mong được mọi người giúp đỡ
a) Tính hiệu suất của phản ứng đốt cháy cacbon oxit?
b) Xác định tỷ lệ % về thể tích của các khí trong D?
c) Tính tỷ khối của hỗn hợp khí D so với khí than A?
Biết các thể tích đo ở cùng một điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Bài 2:
1) Để hoà tan 4g sắt oxit FexOy cần 52,14ml dung dịch HCl 10% ( d=1,05g/ml). Xác định công thức phân tử của sắt oxit? Biết rằng phản ứng giữa sắt oxit và axit tạo ra muối và nước. ( Mình đã tìm ra công thức của sắt oxit là Fe2O3)
2) Cho V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam sắt oxit nói trên đốt nóng, xảy ra phản ứng khử sắt oxit thành sắt. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A đi ra khỏi ống sứ có tỷ khối với hidro là 17. Nếu hoà tan chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy cần dùng hết 50ml dung dịch H2SO4 0,5M, còn nếu dùng dung dịch axit nitric thì thu được muối duy nhất là sắt (III) nitrat có khối lượng lớn hơn chất rắn B là 3,48g.
a) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A?
b) Tính giá trị của V, m?
Bài 3: Trộn V1 lít dung dịch axit clohidric 0,6M với V2 lít dung dịch natri hidroxit 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2 biết 0,6 lít dung dịch A có thể hoà tan hết 1,02g Al2O3 ( coi sự pha trộn không làm thay đổi thể tích )?
Biết rằng:
- Axit tác dụng với bazo ( hoặc oxit bazo) tạo ra muối và nước.
- Nhôm oxit có thể tác dụng với natri hidroxit tạo thành NaAlO2 và nước.
Mong được mọi người giúp đỡ