[Hóa 8] đề thi học sinh giỏi thành phố

Status
Không mở trả lời sau này.
H

h3llo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (3 điểm)
Cân bằng các phản ứng hóa học sau:
a. Al2(SO4)3 + KOH -> KAlO2 + K2SO4 + H2O
b. FexOy + CO -> FeaOb + CO2
c. CnH2n-2 + O2 -> CO2 + H2O
d. Fe3O4 + HCl -> FeCl2 + FeCl3 + H2O
e. M + HCl -> MCln + H2
f. FexOy + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 2: (4 điểm)
Đốt cháy phốt pho trong không khí thu được chất rắn A, hòa tan A vào nước dư thu được dung dịch B. Cho kim loại natri dư vào dung dịch B thu được dung dịch C và khí D. Dẫn khí D đi qua hỗn hợp bột E gồm Al2O3, Fe3O4, CuO nung nóng thu được hỗn hợp kim loại F. Viết các phương trình hóa học xảy ra và cho biết A, B, C, D, F là những chất gì?
Câu 3: (4 điểm)
Cho các kim loại: K, Al, Fe và dung dịch HCl:
a. Nếu lấy cùng một khối lượng kim loại trên cho tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho nhiều khí hidro nhất?
b. Nếu thu được cùng một thể tích khí hidro thì khối lượng kim loại nào dùng ít nhất?
Câu 4: (5 điểm)
Cho 17,92 lít hỗn hợp khí X gồm hidro và butan (C4H10) ở điều kiện tiêu chuẩn có tỷ khối so với oxi là 0,5. Đốt hỗn hợp X với 64 gam khí oxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp Y.
Câu 5: (4 điểm)
Hỗn hợp khí A gồm a mol SO2 và 5a mol không khí. Nung nóng hỗn hợp A với V2O5 xúc tác thu được hỗn hợp khí B. Biết rằng tỉ khối hơi của A so với B bằng 0,93. Hãy tĩnh hiệu suất phản ứng trên với giả thiết không khí có chứa 80% thể tích là N2 và 20% thể tích là O2
 
M

minhhieu2468

hóa

Câu1:a)Al2(SO4)3+8KOH\Rightarrow 2KAlO2 + 3K2SO4 + 4H2O
d)Fe3O4+8HCl\Rightarrow 2FeCl3+FeCl2+4H2O
e)M+nHCl\Rightarrow MCln+n/2H2
c)CnH2n-2+(n+(n+1)/2)O2\RightarrownCO2+(n-1)H20
a)Al2(SO4)3+8KOH\Rightarrow2KAlO2+3K2SO4+4H2O
còn câu f với câu b sai đề hay sao ý!!!Xem lại nha!!
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Câu số 2

- Đốt cháy P trong không khí ta thu được chất rắn A là P2O5. PTHH:
4P + 5O2 → (có điều kiện nhiệt độ) 2P2O5
- Cho chất rắn A vào nước ta có phương trình hóa học:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
=> Dung dịch B là dung dịch axit H3PO4.
- Cho kim loại Na vào dung dịch B, Na sẽ phản ứng với nước trước, tạo thành bazơ rồi mới phản ứng với axit theo các PTHH sau:
2Na + 2H2 → 2NaOH + H2
3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
=> Dung dịch C gồm Na3PO4 và NaOH (do Na dùng dư)
Khí D là khí H2
- Cho khí D (tức H2) đi qua hỗn hợp kim loại, xảy ra các PTHH:
Fe2O3 + 4H2 (đk nhiệt độ) → 3Fe + 4H2O
CuO + H2 (đk nhiệt độ) → Cu + H2O
- Al2O3 không bị khử
=> Hỗn hợp F gồm: Fe, Cu và Al2O3.


Có gì thiếu sót mong bạn thông cảm! mình là thành viên mới! ;)
 
U

ulrichstern2000

Câu 3

PTHH:
Vì K không phản ứng với HCl tạo ra khí H2 nên ko xét trường hợp K.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

a) Gọi a là khối lượng của cả 2 kim loại.
Ta có:
n(Al) = a/27 (mol); n(Fe) = m/56 (mol)
Theo phương trình hóa học (1), (2) ta có:
n(H2) (1) = (3a)/54
n(H2) (2) = a/56
Nhận thấy n(H2) (1) > n (H2) (2)
=> Nếu lấy cùng một khối lượng kim loại thì Al cho nhiều khí H2 nhất.
b) Bạn làm tương tự, gọi a là thể tích khí H2 thu được => rút ra số mol khí H2. Dự vào PTHH để xét số mol của từng kim loại, từ đó rút ra khối lượng. kết quả là dùng Al tiết kiệm nhất.
 
U

ulrichstern2000

Câu 1....

Câu1:a)Al2(SO4)3+8KOH\Rightarrow 2KAlO2 + 3K2SO4 + 4H2O
d)Fe3O4+8HCl\Rightarrow 2FeCl3+FeCl2+4H2O
e)M+nHCl\Rightarrow MCln+n/2H2
c)CnH2n-2+(n+(n+1)/2)O2\RightarrownCO2+(n-1)H20
a)Al2(SO4)3+8KOH\Rightarrow2KAlO2+3K2SO4+4H2O
còn câu f với câu b sai đề hay sao ý!!!Xem lại nha!!


Câu b sau khi sửa sẽ như thế này:
FexOy + yCO → (có đk nhiệt độ) xFe + yCO2
Câu f đề không sai:
2FexOy + (6x - 2y)H2SO4 (đặc) → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y)SO2 + (6x - 2y)H2O

Nếu mình làm đúng, xác nhận cho mình nhé!
 
Last edited by a moderator:
S

soccan

Câu 4:
Gọi x, y lần lượt là số mol $H_2$ và $C_4H_{10}$
PTHH
$2H_2+O_2--->2H_2O$
___x___1/2x________x mol
$2C_4H_{10}+13O_2--->8CO_2+10H_2O$
___y________6,5y_____4y_____5y mol
Số mol $O_2$=[TEX]\frac{64}{32}[/TEX]=2 mol
Khối lượng mol hỗn khí X=0,5.16=8
Số mol hỗn khí X=[TEX]\frac{17,92}{22,4}[/TEX]=0,8 mol
\Leftrightarrow $m_X=0,8.8=6,4 gam$
Ta có 2x+58y=6,4
x+5y=2
\Leftrightarrow x=1,75 mol;y=0,05 mol
b) Ta có $O_2$ dư:2-0,025-0,325=1,65 mol
\Rightarrow Hỗn khí Y gồm 1,65 mol $O_2$ dư và 0,2 mol $CO_2$
%$O_2dư$=[TEX]\frac{1,65}{1,65+0,2}[/TEX].100=89,19%
%$CO_2=100-89,19=$10,81 %
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Huỳnh Thanh Trúc
P

phuong_july

Câu 5.
Ta có: $n_ {N_2}=4a (mol)$
$n_{O_2}=a (mol)$
PTHH: $2SO_2+O_2 \rightarrow 2SO_3$ (đk: cxt: $V_2O_5$, $t^o$)
\ \ \ \ \ a\ \ \ \ \ a$
\ \ \ \ \ x\ \ \ \ \ 0,5x \ \ \ \ \ x
Ta có:
$n_A=n_{SO_2}+n_{O_2}+n_{N_2}=6a(mol)$
$n_B=n_{SO_2 sau pư}+n_{O_2 sau pư}+n_{SO_3}+n_{N_2}$=6a-0,5x(mol)$
Theo định luật btkl: $m_A=m_B$
Và $d_{A/B}=\frac{M_A}{M_B}=0,93$
\Leftrightarrow $\frac{\frac{m_A}{n_A}}{\frac{m_B}{n_B}}=0,93$
\Leftrightarrow $\frac{n_B}{n_A}=0,93$
\Leftrightarrow $\frac{6a-0,5x}{6a}=0,93$ tđ: $\frac{x}{a}=0,84$
Vậy $H=\frac{x}{a}.100=84$ %
 
G

giaconnhinhanh

woa, mấy bạn giỏi quá, giải rất hay, rất dễ hiểu, mình cảm ơn nhiều
 

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
Câu 5.
Ta có: $n_ {N_2}=4a (mol)$
$n_{O_2}=a (mol)$
PTHH: $2SO_2+O_2 \rightarrow 2SO_3$ (đk: cxt: $V_2O_5$, $t^o$)
\ \ \ \ \ a\ \ \ \ \ a$
\ \ \ \ \ x\ \ \ \ \ 0,5x \ \ \ \ \ x
Ta có:
$n_A=n_{SO_2}+n_{O_2}+n_{N_2}=6a(mol)$
$n_B=n_{SO_2 sau pư}+n_{O_2 sau pư}+n_{SO_3}+n_{N_2}$=6a-0,5x(mol)$
Theo định luật btkl: $m_A=m_B$
Và $d_{A/B}=\frac{M_A}{M_B}=0,93$
\Leftrightarrow $\frac{\frac{m_A}{n_A}}{\frac{m_B}{n_B}}=0,93$
\Leftrightarrow $\frac{n_B}{n_A}=0,93$
\Leftrightarrow $\frac{6a-0,5x}{6a}=0,93$ tđ: $\frac{x}{a}=0,84$
Vậy $H=\frac{x}{a}.100=84$ %
x là j vậy bạn
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom