Đề 3:
Bài 1: a) Khi cho hỗn hợp Al và Fe dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các phương trình phản ứng, cho biết thành phần dung dịch và kết tủa gồm những chất nào?
b) Khi cho một kim loại vào dung dịch muối có thể xảy ra những phản ứng hoá học gì ? Giải thích ?
Bài 2: Có thể chọn những chất nào để khi cho tác dụng với 1 mol H2SO4 thì được:
a) 5,6 lít SO2 b) 11,2 lít SO2 c) 22,4 lít SO2 d) 33,6 lít SO2
Các khí đo ở đktc. Viết các phương trình phản ứng
Bài 3: Đốt cháy một ít bột đồng trong không khí một thời gian ngắn. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng lên khối lượng của bột đồng ban đầu. Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của chất rắn thu được sau khi đun nóng.
Bài 4: a) Cho oxit kim loại M chứa 65,22% kim loại về khối lượng. Không cần biết đó là kim loại nào, hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% tối thiểu cần dùng để hoà tan vừa hết 15 g oxit đó
b) Cho 2,016g kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng hết với oxi, thu được 2,784g chất rắn. hãy xác định kim loại đó
Bài 5: Cho 10,52 g hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được 17,4 g hỗn hợp oxit. Hỏi để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp oxit đó cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M
Bài 6: Có 2 chiếc cốc trong mỗi chiếc cốc có 50g dung dịch muối nitrat của một kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a (g) bột Zn, thêm vào cốc thứ hai cũng a (g) bột Mg, khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản ứng đem lọc để tách các kết tủa từ mỗi cốc, cân khối lượng các kết tủa đó, thấy chúng khác nhau 0,164 g. Đem đun nóng các kết tủa đó với lượng dư HCl, thấy trong cả 2 trường hợp đều có giải phóng H2 và cuối cùng còn lại 0,864 g kim loại không tan trong HCl dư
Hãy xác định muối nitrat kim loại và tính nống độ % của dung dịch muối này.