[ hoá 8] cần giúp về phương pháp giải bài tập(cách trình bày) một số dạng bài tập

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hocgioi2013

1.
B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.
B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
B3: Hoàn thành phương trình.
Chú ý:
Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:
- Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).
- Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.
- Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.
I)Các phương pháp cân bằng cụ thể:
1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.
VD1: Cân bằng PTHH
Al + HCl ® AlCl3 + H2­
- Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.
Al + 6HCl ® 2AlCl3 + H2­
- Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + H2­
- Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3 H2
VD2:
KClO3 ® KCl + O2
- Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.
2KClO3 ® KCl + O2
- Tiếp theo cân bằng số nguyên tử K và Cl, đặt hệ số 2 trước KCl.
2KClO3 ® 2KCl + O2
- Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 3 trước O2.
VD3:
Al + O2 ® Al2O3
- Số nguyên tử oxi trong Al2O3 là số lẻ nên thêm hệ số 2 vào trước nó.
Al + O2 ® 2Al2O3
Khi đó, số nguyên tử Al trong 2Al2O3 là 4. Ta thêm hệ số 4 vào trước Al.
4 Al + O2 ® 2Al2O3
- Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi, vế phải số nguyên tử oxi trong 2Al2O3 là 6, vế trái ta thêm hệ số 3 trước O2.
4Al + 3O2 ® 2Al2O3
2. Phương pháp “đại số”: thường sử dụng cho các phương trình khó cân bằng bắng phương pháp trên (thông thường sử dụng cho hs giỏi).
B1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng.
B2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn: a, b, c, d, e, f, …
B3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.
VD1: Cu + H2SO4 đặc, nóng ® CuSO4 + SO2 + H2O (1)
B1: aCu + bH2SO4 đặc, nóng ® cCuSO4 + dSO2 + eH2O
B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c (1)
S: b = c + d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
B3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Từ pt (3), chọn e = b = 1 )(có thể chọn bất kỳ hệ số khác).
Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = ½ => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).
B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
Bài tập vận dụng
Bài 1
Cân bằng các PTHH sau :
1) MgCl2 + KOH --> Mg(OH)2 + KCl
2) Cu(OH)2 + HCl --> CuCl2 + H2O
3) Cu(OH)2 + H2SO4 --> CuSO4 + H2O
4) FeO + HCl --> FeCl2 + H2O
5) Fe2O3 + H2SO4 --> Fe2 (SO4)3 + H2O
6) Cu(NO3)2 + NaOH --> Cu(OH)2 + NaNO3

p/s: những chỗ ® trong đây là dấu --> do coppy bị lỗi
nguồn google
 
H

hocgioi2013

a. Cơ sở lí thuyết:
- Tìm số mol chất đề bài cho: n = m/M hoặc n = v/22,4
- Lập phương trình hoá học
- Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm
- Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm .
2. Tìm chất dư trong phản ứng
a. Cơ sở lí thuyết :
Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong 2 chất tham gia sẽ có một chất phản ứng hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản ứng kết thúc. Do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng chất nào phản ứng hết.
3. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng

a. Cơ sở lí thuyết :

Trong thực tế, một phản ứng hoá học xảy ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc tác...làm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%.
nguồn google
 
Last edited by a moderator:
U

uyenun00

1) MgCl2 + 2KOH --> Mg(OH)2 + 2KCl
2) Cu(OH)2 + 2HCl --> CuCl2 + 2H2O
3) Cu(OH)2 + H2SO4 --> CuSO4 + 2H2O
4) FeO + 2HCl --> FeCl2 + H2O
5) Fe2O3 + 3H2SO4 --> Fe2 (SO4)3 + 3H2O
6) Cu(NO3)2 + 2NaOH --> Cu(OH)2 + 2NaNO3
 
U

uyenun00

sao ko hiện được ảnh ****************************?.....................................................................................................................................................................
 
H

hocgioi2013

I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
PTHH biễu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

CÁC BỨƠC LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
CÁC BỨƠC LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bước1: Viết sơ đồ phản ứng
Al + O2--> Al_2O_3
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Al + O2 -->Al2O3
Bước 3: Viết phương trình hoá học
4Al + 3O2 --> 2Al2O3
2
3
4
II
III
2
3
Cho sơ đồ phản ứng, hãy lập phương trình hóa học:
Na + O2 Na2O
BÀI TẬP
Cho sơ đồ phản ứng, hãy lập phương trình hóa học:
P2O5 + H2O H3PO4
BÀI TẬP
Cho sơ đồ phản ứng, hãy lập phương trình hóa học :

BÀI TẬP
NaOH
2
+
CaCO3
Ca(OH)2
+
Na2CO3
?
LƯU Ý:
Không được thay đổi chỉ số trong các công thức hóa học khi cân bằng.

Hệ số phải viết cao bằng ký hiệu.

Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.

Cho sơ đồ phản ứng, hãy lập phương trình hóa học :
BaCl2 + AgNO3 AgCl + Ba(NO3)2
BÀI TẬP
Cho sơ đồ phản ứng, hãy lập phương trình hóa học:
Al2O3 + H2SO --> 4 Al2(SO4)3 + H2O
BÀI TẬP
Cho sơ đồ phản ứng, hãy lập phương trình hóa học :


Fe(OH)3--> Fe2O3 + H2O
BÀI TẬP
Bổ túc và lập phương trình hoá học :
Al + 3Cl2 --> ?
Al + ? --> Al2O3
2Al(OH)3 --> ? + H2O

2Al + 3Cl2 -->2AlCl3
4Al + 3O2 --> 2Al2O3
2Al(OH)3--> Al2O3 + 3H2O
nguồn violet
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom