[Hoá 8] Cân bằng phương trình hoá học

B

buinhutminhltkag

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như tiêu đề mình đã hỏi làm thế nào để cân bằng phương trình? Cứ mỗi lần mình đi học thêm gặp bài cân bằng phương trình là gãy đầu, về nhà tìm cách làm cũng ko được, còn nhờ cô chỉ cũng pó tay, nên mình chỉ còn 1 cách là nhờ các bạn thôi! Giúp mình nhé! :(
 
H

happy.swan

Giúp bạn

Có nhiều cách để cân bằng phương trình từ phức tạp đến dễ hiểu.Sau đây mình gửi cho bạn cách cân bằng dễ hiểu nha.
-Phương pháp cân bằng hệ số:
+đặt các hẹ số là a;b;c;d;e........
+biểu thị hai bên phương trình thành các phương trình toán học ( ví dụ a=xb.........)
+chọn một ẩn có nhiều mối quan hệ với các ẩn khác mà bạn dễ giải sẽ tìm ra ẩn cần tìm
+viết lại vào phương trình rồi rút gọn (nếu cần thiết)
Cùng giải ví dụ dễ nha
H2SO4 +BaCl2 ---->BaSO4 + HCl
với phương trình này bạn dễ dàng nhẩm được hệ số nhưng thử áp dụng cho nhuần nhuyễn nha
đặt a H2SO4 + b BaCl2 --------> c BaSO4+ d HCl
--->vớiH : 2a =d.......... (tự giải nha
 
B

buinhutminhltkag

Có nhiều cách để cân bằng phương trình từ phức tạp đến dễ hiểu.Sau đây mình gửi cho bạn cách cân bằng dễ hiểu nha.
-Phương pháp cân bằng hệ số:
+đặt các hẹ số là a;b;c;d;e........
+biểu thị hai bên phương trình thành các phương trình toán học ( ví dụ a=xb.........)
+chọn một ẩn có nhiều mối quan hệ với các ẩn khác mà bạn dễ giải sẽ tìm ra ẩn cần tìm
+viết lại vào phương trình rồi rút gọn (nếu cần thiết)
Cùng giải ví dụ dễ nha
H2SO4 +BaCl2 ---->BaSO4 + HCl
với phương trình này bạn dễ dàng nhẩm được hệ số nhưng thử áp dụng cho nhuần nhuyễn nha
đặt a H2SO4 + b BaCl2 --------> c BaSO4+ d HCl
--->vớiH : 2a =d.......... (tự giải nha
Còn cách khác nữa ko bạn chứ như vậy mình cũng pó tay rồi :-SS
 
  • Like
Reactions: Tiến Tân
D

depvazoi

Bạn xem thử cách này có dễ hiểu không nhé:
*Tìm nguyên tố đầu tiên để cân bằng:
- Bạn tìm nguyên tố nào có 2 chỗ trong sơ đồ phản ứng để xét đầu tiên.
- Nếu có nhiều nguyên tố có 2 chỗ trong sơ đồ thì ta lấy chỉ số lớn nhất nhân với hóa trị của nguyên tố đó, tích nào lớn hơn thì ta chọn.
- Nếu các tích đó vẫn bằng nhau thì ta nhân các chỉ số với nhau rồi tìm tích lớn nhất để xét.
- Nếu vẫn còn một số tích trên bằng nhau thì ta chọn nguyên tố nào gặp đầu tiên trong sơ đồ phản ứng để cân bằng.

*Tìm nguyên tố còn lại để cân bằng:
- Nguyên tố nào chỉ còn 1 chỗ chưa có hệ số thì ta chọn nguyên tố đó để cân bằng.
- Nếu có nhiều nguyên tố như trên thì ta chọn nguyên tố có ít chỗ nhất trong sơ đồ để xét.
- Nếu vẫn có các nguyên tố trên thì ta tìm nguyên tố gặp đầu tiên trong sơ đồ để cân bằng.

*Cuối cùng nếu có một số nguyên tố chưa cân bằng mà các phân tử trong PTHH đều có hệ số thì ta chỉ cần kiểm tra số nguyên tử ở 2 vế của các nguyên tố đó, nếu chúng bằng nhau thì PTHH đúng, nếu không bằng nhau thì PTHH sai và ta phải làm lại từ đầu.

*Chú ý: Nếu hệ số của một số phân tử trong PTHH là phân số thì ta có thể chuyển chúng về số tự nhiên bằng cách nhân mẫu số chung của các phân số đó vào 2 vế (nếu để hệ số là các phân số thì PTHH vẫn đúng)
Chúc bạn học tốt!!!!!
 
B

buinhutminhltkag

Bạn xem thử cách này có dễ hiểu không nhé:
*Tìm nguyên tố đầu tiên để cân bằng:
- Bạn tìm nguyên tố nào có 2 chỗ trong sơ đồ phản ứng để xét đầu tiên.
- Nếu có nhiều nguyên tố có 2 chỗ trong sơ đồ thì ta lấy chỉ số lớn nhất nhân với hóa trị của nguyên tố đó, tích nào lớn hơn thì ta chọn.
- Nếu các tích đó vẫn bằng nhau thì ta nhân các chỉ số với nhau rồi tìm tích lớn nhất để xét.
- Nếu vẫn còn một số tích trên bằng nhau thì ta chọn nguyên tố nào gặp đầu tiên trong sơ đồ phản ứng để cân bằng.

*Tìm nguyên tố còn lại để cân bằng:
- Nguyên tố nào chỉ còn 1 chỗ chưa có hệ số thì ta chọn nguyên tố đó để cân bằng.
- Nếu có nhiều nguyên tố như trên thì ta chọn nguyên tố có ít chỗ nhất trong sơ đồ để xét.
- Nếu vẫn có các nguyên tố trên thì ta tìm nguyên tố gặp đầu tiên trong sơ đồ để cân bằng.

*Cuối cùng nếu có một số nguyên tố chưa cân bằng mà các phân tử trong PTHH đều có hệ số thì ta chỉ cần kiểm tra số nguyên tử ở 2 vế của các nguyên tố đó, nếu chúng bằng nhau thì PTHH đúng, nếu không bằng nhau thì PTHH sai và ta phải làm lại từ đầu.

*Chú ý: Nếu hệ số của một số phân tử trong PTHH là phân số thì ta có thể chuyển chúng về số tự nhiên bằng cách nhân mẫu số chung của các phân số đó vào 2 vế (nếu để hệ số là các phân số thì PTHH vẫn đúng)
Chúc bạn học tốt!!!!!
Còn cách nào khác ko bạn :D :D :D :D :D :D :D :D :D
 
A

anhnd1102

1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:

Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, C12, N2…) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 –> P2O5

Ta viết: P + O –> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2P + 5O –> P2O5

Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Do đó: 4P + 5O2 –> 2P2O5

2. Phương pháp hóa trị tác dụng: (7)

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định hóa trị tác dụng:

II – I III – II II-II III – I

BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> BaSO4 + FeCl3

Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là:

II – I – III – II – II – II – III – I

Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng:

BSCNN(1, 2, 3) = 6

+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số:

6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

Thay vào phản ứng:

3BaCl2 + Fe2(SO4)3 –> 3BaSO4 + 2FeCl3

Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

3. Phương pháp dùng hệ số phân số:

Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Ví dụ: P + O2 –> P2O5

+ Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O2 –> P2O5

+ Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2.

2.2P + 2.5/2O2 –> 2P2O5

hay 4P + 5O2 –> 2P2O5

4. Phương pháp “chẵn – lẻ”:

Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Ví dụ: FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2

Ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 ® 11O2

Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được:

4FeS2 + 11O2 –> 2Fe2O3 + 8SO2

5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất:

Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Ví dụ: Cu + HNO3 –>Cu(NO3)2 + NO + H2O

Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO3 là 24 /3 = 8

Ta có 8HNO3 –> 4H2O ® 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn)

3Cu(NO3)2 –> 3Cu

Vậy phản ứng cân bằng là:

3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

6. Phương pháp cân bằng theo “nguyên tố tiêu biểu”:

Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau:

+ Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó.

+ Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng.

+ Chưa thăng bằng về nguyên tử ở hai vế.

Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước:

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu.

b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu.

c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này.

Ví dụ: KMnO4 + HCl –> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O

b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O

c. Cân bằng các nguyên tố khác:

+ Cân bằng H: 4H2O –> 8HCl

+ Cân bằng Cl: 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2

Ta được:

KMnO4 + 8HCl –> KCl + MnCl2 + 5/2Cl2 + 4H2O

Sau cùng nhân tất cả hễ số với mẫu số chung ta có:

2KMnO4 + 16HCl –> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

7. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại – phi kim:

Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, sau đến phi kim và cuối cùng là H, sau cùng đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O.

Ví dụ 1. NH3 + O2 –> NO + H2O

Phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng. Vậy ta cân bằng luôn H:

2NH3 –> 3H2O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số)

+ Cân bằng N: 2NH3 –> 2NO

+ Cân bằng O và thay vào ta có:

2NH3 + 5/2O2 –> 2NO + 3H2O

Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất:

4NH3 + 5O2 –> 4NO + 6H2O

Ví dụ 2. CuFeS2 + O2 ® CuO + Fe2O3 + SO2

Hoàn toàn tương tự như trên. Do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự

Cu –> S –> O rồi nhân đôi các hệ số:

4CuFeS2 + 13O2 –> 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2

8. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ:

a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:

Nên cân bằng theo trình tự sau:

- Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên.

- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử O.

Tự lấy ví dụ nghen.

b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O.

Cân bằng theo trình tự sau:

- Cân bằng số nguyên tử C.

- Cân bằng số nguyên tử H.

- Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O có trong hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó lẻ thì nhân đôi cả 2 vế của PT để khử mẫu số.

9. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng:

Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng.

Ví dụ: Fe2O3 + CO –> Fe + CO2

Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe:

Fe2O3 + 3CO –> 2Fe + 3CO2

10. Phương pháp cân bằng electron:

Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương trình này dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa – khử, số electron do chất khử nhường phải bằng số electron do chất oxi hóa thu.

Việc cân bằng qua ba bước:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

b. Lập thăng bằng electron.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Ví dụ. Cân bằng phản ứng:

FeS + HNO3 –> Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 –> Fe+3

S-2 –> S+6

N+5 –> N+1

(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)

b. Lập thăng bằng electron:

Fe+2 –> Fe+3 + 1e

S-2 –> S+6 + 8e

FeS –> Fe+3 + S+6 + 9e

2N+5 + 8e –> 2N+1

–> Có 8FeS và 9N2O.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

8FeS + 42HNO3 –> 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O

Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo:

NaCrO2 + Br2 + NaOH –> Na2CrO4 + NaBr

CrO2- + 4OH- –> CrO42- + 2H2O + 3e x2

Br2 + 2e –> 2Br- x3

Phương trình ion:

2CrO2- + 8OH- + 3Br2 –> 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Phương trình phản ứng phân tử:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH –> 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:

KMnO4 + K2SO3 + H2O –> MnO2 + K2SO4

MnO4- + 3e + 2H2O –> MnO2 + 4OH- x2

SO32- + H2O –> SO42- + 2H+ + 2e x3

Phương trình ion:

2MnO4- + H2O + 3SO32- –> 2MnO2 + 2OH- + 3SO42-

Phương trình phản ứng phân tử:

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O –> 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH

11. Phương pháp cân bằng đại số:

Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học, ta coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng:

Cu + HNO3 –> Cu(NO3)2 + NO + H2O

Kí hiều các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta thu được:

aCu + bHNO3 –> cCu(NO3)2 + dNO + eH2O

+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)

+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)

+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)

Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:

Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):

3b = 6c + b – 2c + b/2

=> b = 8c/3

Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4

Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:

3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO3, Cu(NO3)2, NO, H2O) và 4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và n – 1 phương trình.

Như vậy khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương trình.
 
D

doduchuong

theo mình học trên lớp, trước tiên phải cân bằng nhóm nguyên tử trước, nếu ko có nhóm, tìm ng.tử ng.tố dễ cân bằng mà làm trước cứ đếm số ng.tố ở bên phần chất sản phẩm mà cân bằng.
:)>-
 
B

bechipyeu

Theo mình việc đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là lắng nghe cô giáo giảng bài và làm nhiều bài tập về việc cân bằng phương trình. Nếu có chỗ nào đó không hiểu thì bạn cứ hỏi cô giáo, bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi nhé! vì nếu bạn không hỏi về điều bạn chưa hiểu thì có trời mới biết bạn có hiểu cái việc cân bằng trình không. Mình cam đoan là cô giáo vẫn sẽ vui vẻ trả lời cho bạn đó . Bạn có thể tham khảo thêm trên mạng nữa!
Chúc bạn cảm thấy vui vẻ khi học môn hóa!:khi (196)::khi (110)::khi (155):
 
B

bum_chiu

mình học cô giáo cho như này này, bạn em có được không nha


các bước lập PTHH
B1:viết phương tringh chữ
B2:(chuyển đổi tên chữ thành công thức hóa học tương ứng) Lập sơ đồ chữ
B3:cân bằng phản ứng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phải bằng nhau
B4: viết thành phương trình hóa học

kĩ năng cân bằng
-không được thay đổi (thêm, bớt)chữ số
-chỉ được phép thêm hệ số
-hệ số phải viết trước cả công thức hóa học

cách tính
HỆ SỐ= số nguyên tử chia cho chỉ số
SỐ NGUYÊN TỬ= hệ số nhân chỉ số

cơ sở tìm hệ số : so sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế trong sơ đồ
1:tínhtheo nguyên tố có số nguyên tử lệch nhau ở hai vế
2:nếu nhiều nguyen tố cùng có số nguyen tử lệch nhau=>theo nguyên ố có số nguyên tử nhiêu hơn
3:nếu nhiêu nguyên tố cùng có số nguyên tử lệch nhau,số nguyên tử lớn nhất bằng nhau -> theo nguyên tố có hóa trị h/c lớn hơn
1,2,3 vận dụng khi nguyen tố dó có mặt trong 1 chất ở mõi bên
=> số nguyên tử cả vế này làm hệ số cho vế kia và ngược lại(tối giản nhất)
-khi hệ số được điền trước công thức hóa học ( lớn hơn hoặc băng 2 kí hiệu )
=>tính theo nguyên tố liên quan
-hạn chế tính theo nguyên tố có mặt ở nhiều chất trong một bên
-khi nhóm nguyên tử trước và sau phản ứng vẫn giữu nguyên => coi nhóm nguyên tử là một nguyên tố
 
C

chimaiha

em có phương trình hoá học chưa cân bằng được. mong được thầy cô và các bạn giúp đỡ:
FexOy + HCl -> FeCl2 + H2O
 
Top Bottom