[Hóa 8] Bài tập tổng số hạt cho một hợp chất

U

uyenngh15101

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI TẬP TỔNG SỐ HẠT CHO MỘT HỢP CHẤT
Câu 1: Tổng số hạt trong phân tử [TEX]A_2[/TEX]B là 92. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Xác định A và B biết rằng số proton trong nguyên tử A nhiều hơn nguyên tử B là 3.
Câu 2: Hợp chất có phân tử dạng [TEX]A_2[/TEX]B có tổng số hạt trong phân tử là 116. Trong phân tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Xác định A, B. Biết rằng nguyên tử A nhiều hơn nguyên tử B là 5 proton.
Câu 3: Cho hợp chất [TEX]MX_2[/TEX]. Trong phân tử [TEX]MX_2[/TEX], tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt.Số khối của X lớn hơn số khối của M là 16. Xác định số proton của M và X.
Mọi người giúp em giải 3 bài này với nhé! Cho em xin luôn công thức tổng quát.
(Nếu được thì giảng chi tiết giùm em luôn.Em cảm ơn trước ạ!)
 
L

lisel

Bài 1:
Gọi PA, NA, EA và PB, NB, EB lần lượt là số hạt proton, notron, electron của nguyên tố A và B
Theo đề bài ra ta có hệ phương trình:
2(PA + NA+ EA) + ( PB + NB + EB) = 92
2(PA + EA) + ( PB + EB) - (2NA + NB) = 28
PA - PB = 3
Mặt khác ta có PA = EA và PB = EB
Từ đó bạn tự tìm cách giải hệ phương trình nhé!
 
L

lisel

Bài 3:
Trong phân tử Mx2 tổng số hạt cơ bản là 140
==>( 2p+n)+2(2P+N)=140
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 44 hạt
==>(2p+4P)-(n+2N)=44
Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11
==>(n+p)-(N+P)=11
Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M LÀ 16 hạt
==>(2P+N)-(2p+n)=16
có 4 phương trình 4 ẩn.
Đến đây bạn tự giải nốt nhé!
 
P

pinkylun

ta gọi số $Gọi pA, nA, eA ; pB, nB, eB$ lần lượt là số hạt proton, notron, electron của nguyên tố $A$ và $B$

theo đề ta có:

$2(pA+ nA+ eA )+(pB+ nB+ eB)=116$
$=>2(2pA+nA)+(2pB+nB)=116$

$2(pA+eA)+(pB+eB)-2nA-nB=36$
$=>2.2pA+2.pB-2nA-nB=36$

$pA-pB=5$

giải típ! em mới đọc qua bài này thôi ạ, chưa học kĩ, mong mọi người giúp, cái này em cungx tham khảo bài chị lisel ạ! hì :)
 
U

ulrichstern2000

Câu 1:
Gọi P, N, E là tổng số hạt proton, notron, electron trong phân tử A
Gọi P’, N’, E’ là _____________________________________B
(điều kiện: P, N, E, P’,N’,E’ nguyên dương)
Tổng số hạt trong phân tử A2B là 92 nên ta có:
2P + 2E + 2N + P’ + E’ + N’ = 92
(tương đương) 4P + 2P’ + 2N + N’ = 92
(vì P = E; P’ = E’)
(tương đương) 2(2P + P’) + (2N + N’) = 92 (I)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28:
2(2P + P’) – (2N + N’) = 28 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình, giải hệ với hai ẩn là (2P + P’) và (2N + N’) được:
2P + P’ = 30 (*)
Vì số hạt proton trong nguyên tử A nhiều hơn nguyên tử B là 3
=> P – P’ = 3 (*) (*)
Từ (*) và (*) (*) ta giải hệ phương trình nhận được:
P = 11; P’ = 8
=> A là Na; B là O (bạn tra bảng tuần hoàn sẽ rõ)
Câu 2: Bạn làm tương tự như câu 1
 
Last edited by a moderator:
A

ailynh

Lisel

Bạn Lisel giỏi quá, thành viên tích cực nữa @_@. Diễn đàn rất hữu ích
 
Top Bottom