[Hóa 8] bài tập đội tuyển

Q

quanhuyen98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Dẫn từ từ 8,96l H2 (đktc) qua m(g) oxit sắt FexOy nung nóng .Sau pư đc 7,2g H2O và hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4g (pư xảy ra htoàn)
a.tìm giá trị m
b. Lập CTPT oxit sắt biết A chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất

Bài 2: Cho 11,2 l hỗn hợp X gồm H2 và CH4 (đktc) có tỉ khối so với O là 0,325. Đốt hỗn hợp 28,8g khí O. Pư xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết đc hỗn hợp khí Y
a.Viết ptpư xảy ra.Xác định % thể tích các khí trong X
b.Xác định % thể tích và % khối lượng các khí trong Y

Bài 3: Hỗn hợp A gồm CO2, SO2, NO có tỉ lệ % về thể tích lần lượt 20%, 30%, 50%. Tính tỉ lệ % về khối lượng mỗi khí trong A

Bài 4: Hòa tan NaOH rắn vào H2O để tạo thành 2 dung dịch A và B với nồng độ của dung dịch A gấp 2 lần nồng độ dung dịch B. Nếu trộn 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB= 3:2 thì thu đc dung dịch C có nồng độ 28%. Tính C% A và B

Bài 5: Hòa tan 13,3g hỗn hợp gồm kim loại A hóa trị I và oxi của nó vào 154,6g H2O thì thu đc dung dịch có nồng độ 10% và thoát ra 1,12l H2 (đktc). Tìm A và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Chú ý : [Hóa 8] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
E

elf97

a, nH2= 0,4 mol \Rightarrow mH2 = 0,4x2=0,8 (g)
PT: FexOy + yH2 -----> xFe + yH2O
do sau pƯ có 2 chất rắn \Rightarrow FexOy dư
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mFexOy + mH2 = mFe + mH2O + mFexOy dư
ta có m = m(Fe+FexOy dư) + mH2O - mH2=28,4 + 7,2-0,8 =34,8(g)
b,
theo bài ra ta có
[tex]\frac{59,155}{100}=\frac{56x}{56x+16y}[/tex]
\Leftrightarrow [tex]\frac{x}{y}\approx \frac{2}{3}[/tex]
vậy công thức cần tìm là Fe2O3
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

Bài 1: Dẫn từ từ 8,96l H2 (đktc) qua m(g) oxit sắt FexOy nung nóng .Sau pư đc 7,2g H2O và hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4g (pư xảy ra htoàn)
a.tìm giá trị m
b. Lập CTPT oxit sắt biết A chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất

a)
$n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4 (mol)$
Theo ĐLBTKL, ta có: $m_{Fe_xO_y}+m_{H_2}=m_{H_2O}+m_{rắn}$
\Rightarrow $m_{Fe_xO_y}=7,2+28,4-0,4.2=34,8 (g)$
b)
$m_{Fe\;trong\;A}=\dfrac{28,4.59,155}{100}=16,8 (g) \\ n_{Fe}=\frac{16,8}{56}=0,3 (mol)$
PTHH:
$Fe_xO_y + yH_2 \xrightarrow{t^o} xFe + yH_2O \\ \dfrac{0,4}{y}--0,4--\dfrac{0,4x}{y}-0,4$
Ta có:
$\dfrac{0,4x}{y}=0,3$
\Leftrightarrow $\dfrac{x}{y}=\dfrac{0,3}{0,4}=\dfrac{3}{4}$
Vậy oxit sắt là $Fe_3O_4$


Bài 3: Hỗn hợp A gồm CO2, SO2, NO có tỉ lệ % về thể tích lần lượt 20%, 30%, 50%. Tính tỉ lệ % về khối lượng mỗi khí trong A

Giả sử số mol hh A là 1 mol.
Vì tỉ lệ về thể tích chính là tỉ lệ về số mol
nên $n_{CO_2}=0,2 (mol) \\ n_{SO_2}=0,3 (mol) \\ n_{NO}=0,5 (mol)$
%$m_{CO_2}=\dfrac{0,2.44.100}{0,2.44+0,3.64+0,5.30}=20,47$%
%$m_{SO_2}=\dfrac{0,3.64.100}{43}=44,65$%
%$m_{NO}=100$%$-20,47$%$-44,65$%$=34,88$%


Bài 4: Hòa tan NaOH rắn vào H2O để tạo thành 2 dung dịch A và B với nồng độ của dung dịch A gấp 2 lần nồng độ dung dịch B. Nếu trộn 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB= 3:2 thì thu đc dung dịch C có nồng độ 28%. Tính C% A và B

Gọi nồng độ % dd B là x ; \Rightarrow nồng độ % dd A là 2x
Ta có:
$m_A \ \ 2x \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 28-x \\
\ \ \ \ \ \ \ \searrow \ \ \ \ \nearrow \\
\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 28 \\
\ \ \ \ \ \ \ \nearrow \ \ \ \ \searrow \\
m_B \ \ x \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 2x-28$

\Rightarrow $\dfrac{m_A}{m_B}=\dfrac{28-x}{2x-28}$
\Leftrightarrow $\dfrac{28-x}{2x-28}=\dfrac{3}{2}$
\Leftrightarrow $x=17,5$
Vậy: Nồng độ % dd B là 17,5% ; Nồng độ % dd A là 35%


Bài 5: Hòa tan 13,3g hỗn hợp gồm kim loại A hóa trị I và oxit của nó vào 154,6g H2O thì thu đc dung dịch có nồng độ 10% và thoát ra 1,12l H2 (đktc). Tìm A và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

$n_{H_2}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05 (mol) \\ m_{dd\;sau\;pu}=13,3+154,6-0,05.2=167,8 (g)$
Gọi x là số mol $A_2O$
PTHH:
$2A + 2H_2O \rightarrow 2AOH + H_2 \\ 0,1--0,1--0,1--0,05 \\ A_2O + H_2O \rightarrow 2AOH \\ x---x----2x$
Gọi $m_{AOH}=a (g)$
Ta có:
$\dfrac{100a}{167,8}=10$
\Rightarrow $a=16,78 (g)$
Theo ĐLBTKL, ta có:
$m_{hh}+m_{H_2O\;tham\;gia\;pu}=m_{AOH}+m_{H_2}$
\Rightarrow $m_{H_2O\;tham\;gia\;pu}=16,78+0,05.2-13,3=3,58 (g)$
$n_{H_2O}=\dfrac{3,58}{18}=0,1988 (mol)$
Ta có:
$0,1+x=0,1988$
\Rightarrow $x=0,0988$
Ta có:
$0,1A+0,0988.(2A+16)=13,3$
\Leftrightarrow $A\approx39,3$
Vậy A là Kali.
%$m_{K}=\dfrac{0,1.39.100}{13,3}=29,32$%
%$m_{K_2O}=100$%$-29,32$%$=70,68$%

P/s: Bài 5 ko chắc lắm. :-SS
 
E

elf97

2
a,PTPƯ :2H2 + O2 ---------> 2H2O
CH4 + 2O2 --------> CO2 +2H2O
, nX= 11,2/22,4=0,5 mol.\Rightarrow nH2 + nCH4 = 0,5(1)
M X= 0,325 x16= 5,2 ( g)
giải theo quy tắc đừng chéo nha
2--------10,8
-- \------/
-----5,2
----/-----\
16--------3,2
\Rightarrow [tex]\frac{10,8}{3,2}=\frac{nH2}{nCH4}[/tex](2)
từ (1),(2) \Rightarrow nCH4= 0,114mol\RightarrownH2 = 0,386mol
\Rightarrow VH2 = 0,368 x 22,4= 8,2432 l
TP % thể tích trong hh X là
% H2 = (8,2432x100)/22,4= 36,8%
\Rightarrow % CH4 = 100%-36,8% = 63,2%
b, nO2= 28,8/32= 0,9 mol
PT: :2H2 + O2 ---------> 2H2O
------2-------1
----0,368---0,184
CH4 +2O2 --------> CO2 +2H2O
1mol---2mol-----0,114 mol
0,114--0,228
nO2pư= 0,184+ 0,228=0,412\Rightarrow nO2dư= 0,9-0,412=0.488 mol
thể tích của các khí tring Y là
VO2= 0,448x22,4= 10,0352
VCO2 = o,114x22,4= 2,5536
TP% thể tích các chất trong Y là
% O2= [tex]\frac{10,0352 x 100}{10,0352 + 2,5536}= 79,83%[/tex]
% CÒ = 100%-79,83% =20,17%
phần còn lại làm tương tự nha
 
Top Bottom