[Hóa 12]

M

mashashi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hỗn hợp M gồm 3 axit X, Y là hai đồng đẳng kế tiếp (My>Mx), Z(hơn Y một nhóm chức axit). Cho 0.3 mol hỗn hợp M tác dụng với NaHCO3 ta thu được 0.4 mol CO2. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0.15 mol hỗn hợp M ta thu được 0.3 mol CO2. phần trăm khối lượng của Z là:
A. 21.9% B. 28.57% C. 50.48% D. 49.52%
Bạn nào biết cách giải cho thì mình tham khảo với!
 
K

king_wang.bbang

Hỗn hợp M gồm 3 axit X, Y là hai đồng đẳng kế tiếp (My>Mx), Z(hơn Y một nhóm chức axit). Cho 0.3 mol hỗn hợp M tác dụng với NaHCO3 ta thu được 0.4 mol CO2. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0.15 mol hỗn hợp M ta thu được 0.3 mol CO2. phần trăm khối lượng của Z là:
A. 21.9% B. 28.57% C. 50.48% D. 49.52%
Bạn nào biết cách giải cho thì mình tham khảo với!
Từ phản ứng đốt cháy M tìm được chỉ số cacbon là 2
Vậy làm sao mà X và Y là hai đồng đẳng kế tiếp được nhỉ?! @-)
 
V

vy000

Từ phản ứng đốt cháy M tìm được chỉ số cacbon là 2
Vậy làm sao mà X và Y là hai đồng đẳng kế tiếp được nhỉ?! @-)

Số C trung bình là 2
Do Z có 2 nhóm chức nên Z có số ít nhất là 3 , X,Y ddkt , M Y > M X --> số C của X nhỏ nhất trong 3 chất --> X có 1 C --> X là HCOOH --> Y là CH3COOH

Từ phản ứng với NaHCO3 --> số nhóm chức trung bình là $0,4:0,3 = \dfrac43$

Dùng đường chéo -->trong 0,3 mol M $n_Z=0,1 ; n_X+n_Y=0,2 (mol)$

1175345_193084730862856_1647907688_n.jpg


--> số C của Z < 4 --> Z có 3C , vậy Z là $C_3H_4O_4$ --> $n_{HCOOH}=n_{CH_3COOH}=0,1 (mol)$

--> % $m_Z= 49,52 $ %
 
Top Bottom