Hóa [Hóa 12] Topic ôn thi học kỳ 1

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!!
Gần thi học kỳ 1 rồi nhỉ???
Chắc hẳn một số bạn còn đang bâng khuâng chưa biết phải ôn từ đâu. Đặc biệt, thời điểm này rất quan trọng với các bạn 12 vì ngoài ôn thi học kỳ chúng ta còn phải chuẩn bị cho kỳ thi THPTQG đầy cam go sắp tới nữa.
Hôm nay, BQT box Hóa sẽ giúp các bạn giải quyết 1 phần vấn đề qua topic ôn thi học kỳ 1 này.
Vì đây là topic ôn luyện nên các bạn TỰ DO trả lời các bài tập, hay những vấn đề liên quan đến môn học, nhưng tuyệt đối không spam với mọi hình thức nha!!!

Đầu tiên hãy cùng hệ thống lại kiến thức và các dạng bài tập có thể ra thi


>>>> Nếu không xem được thì tải về ở đây

p/s: Để làm quen với hình thức thi THPTQG, ad sẽ chú trọng đến bài tập trắc nghiệm nha. Đề ôn tập chương, đề thi thử tối nay sẽ có.
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Trước khi luyện đề, hãy luyện tập lý thuyết cơ bản từng chương để nắm rõ kiến thức hơn.
Hôm nay, luyện tập chương 1 và chương 2 trước nha.


>>>> Nếu không xem được thì tải về ở đây

P/S: Ngày mai ad sẽ đăng chương 3 và chương 4. Đáp án sẽ có sau khi ad đăng đủ 5 chương.
Các bạn nhớ làm để kiểm tra lại kiến thức của mình nha.
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Trắc nghiệm ôn tập chương 5 đây. Bữa giờ chị hơi bận nên chậm trễ xíu, xin lỗi các bạn.


>>>> Nếu không xem được thì tải về ở đây

P/S: mai có đáp án 5 chương và 1 số câu vận dụng cao. Đề thi thử chị sẽ sớm hoàn thành để các bạn ôn thi kịp thời
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Một số câu vận dụng nâng cao

Câu 1: Cho 0,225 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,65.
B. 0,45.
C. 0,85.
D. 0,80.

Câu 2: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 36,96 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 66,44.
B. 90,6.
C. 111,74.
D. 81,54.

Câu 3: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng số mol Ag thu được gần nhất với giá trị nào
A.0,12 mol
B.0,095 mol
C.0,06 mol
D.0,09 mol.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa 1 mol peptit X và 1 mol peptit Y thu được 4 mol Ala và 5 mol Gly. Đốt cháy hoàn toàn 18,12g peptit X cần dùng 20,16 lít O2 (ở đktc) thu được CO2, H2O, N2 trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 19,8g. Y là
A.tripeptit
B.pentapeptit
C.tetrapeptit
D.hexapeptit

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp một aminoaxit (có 1 nhóm NH2) và 1 anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 0,6 mol CO2 và 0,675 mol nước . Nếu cho 0,2 mol hỗn hợp trên tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được x mol Ag. Giá trị của x là:
A. 0,1
B. 0,16
C. 0,11
D. 0,14

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,40.
B. 0,26.
C. 0,30.
D. 0,33.

Câu 7: Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén một hợp chất X, cân lại thấy có khối lượng m2 gam. Nung chén đó trong không khí đến khối lượng không đổi, rồi để nguội chén, cân lại thấy nặng m3 gam, biết m1 < m3 < m2. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây thỏa mãn thí nghiệm trên: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2 ?
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3

Câu 8: Cho 26 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là:
A.0,09
B. 1,20
C. 0,72
D. 1,08

Câu 9: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:
A. Al và AgCl
B. Fe và AgCl
C. Cu và AgBr
D. Fe và AgF
 

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Một số câu vận dụng nâng cao
Câu 2: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 36,96 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 66,44.
B. 90,6.
C. 111,74.
D. 81,54.
Xin phép cho em chọn câu dễ nhất trong đây để giải :D
Số mol Ala: 24,48/89= 0,32 mol
Số mol Ala-Ala: 32/160 = 0,2 mol
Số mol Ala - Ala - Ala: 36,96/231=0,16 mol
Áp dụng công thức:
[tex]n_{peptit bd}=\frac{(i.n_{peptit sp})}{n}[/tex] = $(1.0,32+2.0,2+3.0,16)/4$= 0,3
=> Giá trị m là 90,6 (g)
=> Chọn B :D
 
  • Like
Reactions: ngoctran99

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Xin phép cho em chọn câu dễ nhất trong đây để giải :D
Số mol Ala: 24,48/89= 0,32 mol
Số mol Ala-Ala: 32/160 = 0,2 mol
Số mol Ala - Ala - Ala: 36,96/231=0,16 mol
Áp dụng công thức:
[tex]n_{peptit bd}=\frac{(i.n_{peptit sp})}{n}[/tex] = $(1.0,32+2.0,2+3.0,16)/4$= 0,3
=> Giá trị m là 90,6 (g)
=> Chọn B :D
Đáp án chính xác, công thức tính nhanh của em rất hữu ích, giải nhanh.
Em có cần hướng dẫn câu nào nữa không?
 
  • Like
Reactions: Starter2k

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Câu 1: Chọn D
nNaOH = n(gốc COOH trong aa) + nHCl
= 0,225 × 2 + 0,35 = 0,8

Câu 3: Chọn B.
Saccarozo và mantozo là đồng phân của nhau có ct: C12H22O11
*saccarozo:
C12H22O11 + H2O -> C6H12O6 (gluco) + C6H12O6 (fructo)
*mantozo:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6 (gluco)
các chất tạo kết tủa Ag với dung dịch AgNO3 trong NH3 : glucozo, mantozo. Bình thường fructozo ko pu với dd AgNO3/NH3 nhưng trong môi trường kiềm, fructo và gluco chuyển hóa qua lại nên có pu tạo kết tủa.
nAg = 2(n(gluco) + n(fructo) + n(mantozo dư) = 0,1

Câu 7: Chọn C.
- Các chất I2, K2CO3 khi nung trong không khí có khối lượng không thay đổi so với ban đầu do vậy ko thỏa yêu cầu.
- Nếu X là NaHCO3 (giả sử m2 = 84 gam), nung X: 2NaHCO3→Na2CO3 + CO2 + H2O thu được Na2CO3 : 0,5 mol ⇒ m3 = 53 gam. Thỏa điều kiện : m1 < m3 < m2.
- Nếu X là NaNO3 (giả sử m2 = 85 gam), nung X: 2NaNO3→2NaNO2 + O2 thu được NaNO2 : 1 mol ⇒ m3 = 69 gam. Thỏa điều kiện : m1 < m3 < m2.
- Nếu X là NH4Cl (giả sử m2 = 84 gam), nung X: NH4Cl → NH3 (khí) + HCl (khí)
để nguội cân lại thấy khối lượng bằng của chén sứ do vậy không thỏa điều kiện m1 < m3 < m2.
- Nếu X là Fe (giả sử m2 = 56 gam)
nung X: 2xFe + yO2 →2FexOy thu được FexOy : 1/x mol với x = 1, 2, 3 ; y = 1, 3, 4
⇒ m3 = (56 + 16y/x) > m2. Không thỏa điều kiện : m1 < m3 < m2.
- Nếu X là Fe(OH)2 (giả sử m2 = 90 gam), nung X: 4Fe(OH)2 + O2 →2Fe2O3 + 4H2O thu được Fe2O3 : 0,5 mol ⇒ m3 = 60 gam. Thỏa điều kiện : m1 < m3 < m2.
- Nếu X là FeS2 (giả sử m2 = 120 gam), nung X: 4FeS2 + 11O2→2Fe2O3 + 8SO2 thu được Fe2O3 0,5 mol ⇒ m3 = 60 gam. Thỏa điều kiện : m1 < m3 < m2.
Vậy có 4 chất thỏa mãn thí nghiệm trên là: NaHCO3 ; NaNO3 ; Fe(OH)2 ; FeS2.
 
Top Bottom