[hóa 12], toàn về phương pháp nhiệt luyện

T

teddycry

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ hh X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống dứ chứa m gam X nung nóng . Pư xong được 64g chất rắn A và 11,2 lít hỗn hợp khí C. d(B/H2)=20,4. Tính m
A.67,6g
B.76,7g
C.56,6g
D.65,7g
2/ khi nung nóng hỗn hợp A gồm 2 chất Al và Fe2O3 trong môi trường kín, được hh rắn B. Khi cho B tan trong dd H2SO4 loãng dư được 2,24 lít khí. Nếu ngâm B trong dd NaOH dư thì khối lượng chất rắn không tan là 8,8g. Số mol của Fe2O3 trong hh A là
A.0,02
B.0,05
C.0,06
D.0,07
3/ Hỗn hợp A gồm Al và FexOy. Sau pư nhiệt nhôm được 93,35g chất rắn B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư được 8,4 lít khí và còn lại phần không tan C. Hòa tan ¼ lượng chất C trong H2SO4 đặc nóng phải dùng 60g dd H2SO4 98%
a. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành
b. Định FexOy
 
D

dhbk2013

1/ hh X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống dứ chứa m gam X nung nóng . Pư xong được 64g chất rắn A và 11,2 lít hỗn hợp khí C. d(B/H2)=20,4. Tính m
A.67,6g
B.76,7g
C.56,6g
D.65,7g

Gợi ý : hh khí C gồm : CO dư và $CO_2$ dùng đường chéo ta thấy : $\frac{n(CO_2)}{n(CO} = 4$ mà n(hh) = 0,5(mol) => $n(CO_2)$ = 0,4 (mol) và n(CO dư) = 0,1 (mol)
Theo bảo toàn khối lượng : m(X) = 0,4.44 + 64 - (0,4 + 0,1).28 = 67,6 (g)


2/ khi nung nóng hỗn hợp A gồm 2 chất Al và Fe2O3 trong môi trường kín, được hh rắn B. Khi cho B tan trong dd H2SO4 loãng dư được 2,24 lít khí. Nếu ngâm B trong dd NaOH dư thì khối lượng chất rắn không tan là 8,8g. Số mol của Fe2O3 trong hh A là
A.0,02
B.0,05
C.0,06
D.0,07

Gợi ý :
$2Al + Fe_2O_3 ---^{t^o}---> Al_2O_3 + 2Fe$
Lượng khí $H_2$ sinh ra do $Fe + HNO_3$ => n(Fe) = 0,1 (mol)
Nhưng mặt khác : B + NaOH -----> còn lại 8,8g rắn không tan > 5,6 (g). Vậy có nghĩa vẫn còn dư $Fe_2O_3$ => m($Fe_2O_3$ dư) = 3,2 (g) => n($Fe_2O_3$ dư) = 0,02 (mol)
=> $n(Fe_2O_3)$ có trong A = 0,05 + 0,,02 = 0,07 (mol)


3/ Hỗn hợp A gồm Al và FexOy. Sau pư nhiệt nhôm được 93,35g chất rắn B. Cho B tác dụng với dd NaOH dư được 8,4 lít khí và còn lại phần không tan C. Hòa tan ¼ lượng chất C trong H2SO4 đặc nóng phải dùng 60g dd H2SO4 98%
a. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành
b. Định FexOy

Gợi ý :
$2y.Al + 3.Fe_xO_y ----> 3x.Fe + y.Al_2O_3$
$a...........\frac{3.a}{2}................\frac{3x.a}{2}......\frac{y.a}{2}$
B + NaOH -----> được 8,4 (l) khí tức Al vẫn còn dư => n(Al dư) = 0,25 (mol)
=> $56.\frac{3x.a}{2} + 102.\frac{y.a}{2} = 93,35 - 0,25.27 $ (*)
Mặt khác : $1/4 C + H_2SO_4$ thì phải cần dùng 0,6 (mol) $H_2SO_4$
=> $\frac{3.3x.a}{8} = 0,6$ (*)(*)
Từ (*) và (*)(*) ta tiến hành biện luận các giá trị x, y, a sao cho thỏa 2 pt
- Với x = 1 và y = 1 => Không thỏa
- Với x = 2 và y = 3 => Thỏa mãn
=> $Fe_2O_3 $
Các số liệu bài toán đã có bạn tự đi tìm $m(Al_2O_3)$ nhé !!
 
Top Bottom