[Hoá 12] Tiếp tục bài tập về sắt

T

thien_than_dem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình còn mấy câu lí thuyết về sắt chưa ra, các bạn giúp mình nữa nhé:
Câu 1:
Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dd H2SO4 và dd NaOH
B. dd H2SO4 và dd KmnO4
C. dd H2SO4 và NH3
D. dd NaOH và NH3
Câu 2:
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng HCl để hòa tan hết chất rắn.
a/ Dung dịch thu được chứa muối gì?
A. FeCl2
B. FeCl3
C. FeCl2 và FeCl3
D. FeCl2 và HCl dư
b/ Tiếp tục cho NaOH dư vào dd thu được ở trên. Lọc lấy kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Tính khối lượng sắt đem dùng:
A. 8,4 g
B. 11,2 g
C. 14 g
D. 16,8 g
Câu 3:
Cho dd metylamin dư lần lượt vào các dd sau: FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số kết tủa thu được là:
A.1
B.2
C.3
D. 4
Câu 4:
Cho nước NH3 dư vào dd chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H2 đi qua B thì thu được chất rắn là:
A. Al2O3
B. Zn và Al2O3
C. Al2O3 và Fe
D. ZnO và Al2O3
 
S

sunrise.blue

Câu 1:
Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dd H2SO4 và dd NaOH
B. dd H2SO4 và dd KmnO4
C. dd H2SO4 và NH3
D. dd NaOH và NH3

Cho H2SO4 vào các lọ:

- Có khí thoát ra: H2

- Tạo dung dịch trong: FeO, Fe2O3, Fe3O4 --> FeCl2, FeCl3, (FeCl2 + FeCl3). Cho NaOH vào mỗi bình muối thu dc.
+ ) Tạo kết tủa trắng xanh: FeCl2 --> FeO

+) Tạo kết tủa nâu đỏ: FeCl3 --> Fe2O3

+) Tạo kết tủa nâu đỏ nhạt : (FeCl2, FeCl3) --> Fe3O4

Câu 2:
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng HCl để hòa tan hết chất rắn.
a/ Dung dịch thu được chứa muối gì?
A. FeCl2
B. FeCl3
C. FeCl2 và FeCl3
D. FeCl2 và HCl dư
b/ Tiếp tục cho NaOH dư vào dd thu được ở trên. Lọc lấy kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Tính khối lượng sắt đem dùng:
A. 8,4 g
B. 11,2 g
C. 14 g
D. 16,8 g


a) Fe + O2 --> Fe3O4; Fe3O4 + HCl --> FeCl2 + FeCl3 + H2O

b) chất rắn là Fe2O3 --> n[Fe2O3] = 0.15. Bảo toàn nguyên tố Fe --> n[Fe đem dùng] = 0.3 --> m = 16.8 gam
Câu 3:
Cho dd metylamin dư lần lượt vào các dd sau: FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số kết tủa thu được là:
A.1
B.2
C.3
D. 4

Metylamin có tính chất hóa học như amoniac --> số kt là 1; AgNO3, Cu(NO3)2 tạo oxit/hidroxit, rồi CH3NH2 dư hòa tan oxit/hidroxit- tạo phức; Fe(OH)3 ko bị pư tạo phức nên giữ nguyên kết tủa, còn NaCl thì ko phản ứng

Câu 4:
Cho nước NH3 dư vào dd chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H2 đi qua B thì thu được chất rắn là:
A. Al2O3
B. Zn và Al2O3
C. Al2O3 và Fe
D. ZnO và Al2O3

Kt A: Al(OH)3 --> rắn B: Al2O3, H2 ko khử dc Al2O3 --> chất rắn sau cùng là Al2O3.
 
T

thien_than_dem

Mình bổ sung thêm bài tập này nè, ai giúp mình nha:
Câu 5:Nung hh các chất Fe(NO3)3, Fe(OH)3 và FeCO3 trong kk đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn là:
A. Fe3O4
B. FeO
C. Cu(NO3)3
D. Fe2O3
Câu 6: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt pứ với HNO3 đặc nóng. Só pứ thuộc loại oxi hóa - khử là:
A. 8
B. 5
C. 7
D. 6
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Mình bổ sung thêm bài tập này nè, ai giúp mình nha:
Câu 5:Nung hh các chất Fe(NO3)3, Fe(OH)3 và FeCO3 trong kk đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn là:
A. Fe3O4
B. FeO
C. Cu(NO3)3
D. Fe2O3
Câu 6: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt pứ với HNO3 đặc nóng. Só pứ thuộc loại oxi hóa - khử là:
A. 8
B. 5
C. 7
D. 6

Câu 5: D: Fe_2O_3
Câu 6: C:7 :D
 
S

sunrise.blue

Câu 5:Nung hh các chất Fe(NO3)3, Fe(OH)3 và FeCO3 trong kk đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn là:
A. Fe3O4
B. FeO
C. Cu(NO3)3
D. Fe2O3

Fe(NO3)3 --> Fe2O3 + NO2 + O2

Fe(OH)3 --> Fe2O3 + H2O

FeCO3 + O2 --> Fe2O3 + CO2

Bạn chú ý là khi nung trong không khí hidroxit, muối cacbonat, muối nitrat... của sắt, dù là số oxi hóa của sắt là +2 thì nó cũng dc nâng lên +3, vì giả sử pư nung tạo oxit FeO hay Fe3O4 thì đều tác dụng với oxi trong kk tạo Fe2O3

Câu 6: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt pứ với HNO3 đặc nóng. Só pứ thuộc loại oxi hóa - khử là:
A. 8
B. 5
C. 7
D. 6

Các hợp chất sắt chưa đạt số oxi hóa +3 thì sẽ xảy ra pư oxi hóa - khử với HNO3

gồm có: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3.
 
T

thien_than_dem

Bạn sunrise.blue trả lời rất rõ ràng, cảm ơn bạn, mình đã hiểu rồi
 
T

thien_than_dem

Mình cập nhật thêm câu này, đúng hơn là thắc mắc, ai giải thích hộ mình với:
Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch X thu được cho tác dụng với dd NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn.. tính m ?
Giải
nCl- = 0,26 mol => nO2-(O2 trong oxit) = 1/2 nCl- (BTDT)
==> Thắc mắc: dd X không chỉ có O2- trong oxit và Cl- mà có Fe3+ và H+, vậy nếu bảo tòan điện tích thì phải là:
nO2-(O2 trong oxit) + nFe3+ = nCl- + nO2-(O2 trong oxit)
vậy mới đúng, ai giải thích giúp mình tại sao đi??
(Nếu các bạn muốn xem tòan bộ lời giải có thể vào link này http://www8.trungtamgiasusupham.edu.vn/mot-so-bai-tap-va-cach-giai-hay-ve-sat-va-hop-chat-sat/ , bài tập số 4)
 
N

nednobita

oxit đó chắc gì là Fe3+ mà bảo tào điện tích phải ở trong dd chứ
 
Top Bottom