[Hoá 12] - Phương pháp quy đổi.

T

trang2729

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Tổng khối lượng nguyên tố sắt có trong X là
2)Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 , Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phảnứng với CO nung nóng sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 lít hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là A. 19,20 và 0,87. B. 19,20 và 0,51. C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51.
3)Cho 13,92 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,72 gam muối khan. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe3O4 hoặc FeO.
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn bài này nhé!

1)Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Tổng khối lượng nguyên tố sắt có trong X là
Ta quy về [TEX]Fe_2O_3[/TEX] =>[TEX]mFe_2O_3[/TEX]=56g =>[TEX]nFe_2O_3[/TEX]=0,35mol =>[TEX]nFe[/TEX]=0,7 =>[TEX]mFe[/TEX]=39,2g.
2)Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 , Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phảnứng với CO nung nóng sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 lít hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là A. 19,20 và 0,87. B. 19,20 và 0,51. C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51.
Ta quy hỗn hợp [TEX]Y[/TEX] thành [TEX]Fe_2O_3[/TEX] => [TEX]mY[/TEX]+[TEX]mO[/TEX]=[TEX]mFe_2O_3[/TEX] = 19,2g.
[TEX]nFe_2O_3[/TEX] = 0,12mol =>[TEX]nFe(Fe_2O_3)[/TEX]=0,24.
Bạn chú ý rằng [TEX]Fe_3O_4[/TEX] thực chất là [TEX]FeO.Fe_2O_3[/TEX] vậy ta quy đổi [TEX]X[/TEX] thành 2 chất có số mol bằng nhau.
Số mol [TEX]nFe[/TEX] không bị thay đổi =>[TEX]nFe(X)[/TEX]=0,24mol
Ta gọi x-->[TEX]nFeO[/TEX]=[TEX]nFe_2O_3[/TEX].
ĐLBTNT [TEX](Fe)[/TEX]: x + 2x = 0,24 =>x = 0,08.
=>[TEX]mX[/TEX]=0,08.72+0,08.160=18,56.
[TEX]nH_2SO_4=3nFe+nSO_2[/TEX]=0,24.3+0,15 = 0,87 mol.

3)Cho 13,92 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 42,72 gam muối khan. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe3O4 hoặc FeO.
Bạn có để ý rằng nếu một hỗn hợp chứa các chất khử có lượng cho trước và độ tăng số oxi hóa không đổi sẽ phóng ra một lượng mol electron không đổi cho các chất oxi hóa.
Trở về bài toán, ta thấy X phóng ra lượng mol electron không đổi là 0,36mol (ĐLBT Electron)
Vậy, khi pứ với [TEX]O[/TEX] cũng sẽ phóng ra lượng mol electron trên => [TEX]nO[/TEX]=0,18mol. =>[TEX]mO[/TEX]=2,88.
Ta thấy rằng [TEX]mX+mO=mFe_2O_3+mCuO[/TEX] => [TEX]mFe_2O_3+mCuO[/TEX]=16,8g.
Ta gọi x là [TEX]nFe_2O_3[/TEX], y là [TEX]nCuO[/TEX].
=> 160x+80y=16,8 (I)
Từ khối lượng Muối => 484x+126y=42,72 (II)
=>x=0,03 . y=0,15
Ta có [TEX]nO[/TEX] trong oxit sắt ban đầu = [TEX]nO(Fe_2O_3)[/TEX]-[TEX]nO[/TEX] pứ với oxit sắt ban đầu (0,18-[TEX]nO[/TEX][TEX](CuO)[/TEX])
==> [TEX]nO[/TEX] trong oxit sắt ban đầu = 0,03.3 - 0,03=0,06 mol.
Ta có [TEX]nFe[/TEX]=0,06. [TEX]nO[/TEX]=0,06 => [TEX]FeO[/TEX].
 
S

snnb

cả nhà giúp mình mấy bài này với :
Bài 1 : Cho x mol Fe tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3 (tỷ lệ x:y=16:61 ) ta thu dược 1 sản phẩm khủ Y duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối sắt . Số mol electron mà x mol Fe đã nhường khi tham gia phản ứng là :
A.0,75 y mol
B.y mol
C.2x mol
D. 3x mol

Bài 2 :Lấy m gam K cho tác dụng với 500 ml dugn dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,168 lít hỗn hợp N (dktc) gồm 2 khí X và Y . Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,112 lít khí Y . Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo ra 1 sản phẩm duy nhát . Xác định m ?
A.1,56 gam
B. 3,9 gam
C.5,24 gam
D. 3,315 gam
Bài 3 : Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A . Thêm 400ml dung dịch NAOH 1 M vào dung dịch A . Lọc bỏ kết tủa , cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đỏi thu được 26,44 gam chất rắn . Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng với Cu là :
A.0,48 mol
B.0,58 mol
C.0,56 mol
D.0,4 mol
 
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Bài 1 : Cho x mol Fe tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3 (tỷ lệ x:y=16:61 ) ta thu dược 1 sản phẩm khủ Y duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối sắt . Số mol electron mà x mol Fe đã nhường khi tham gia phản ứng là :
A.0,75 y mol
B.y mol
C.2x
D. 3x mol
T t l mol gia [TEX]HNO_3[/TEX] và [TEX]Fe[/TEX] => Mui st thu được chính là [TEX]Fe^{2+}[/TEX] và SPK chính là [TEX]NO_2[/TEX]. Do sau p ch thu được mt mui duy nht nên ta biết được rng [TEX]Fe[/TEX] p hết. Vy mol Electron nhường ca [TEX]Fe[/TEX] tham gia p là 2x.
Câu C.
Bài 2 :Lấy m gam K cho tác dụng với 500 ml dugn dịch HNO3 thu được dung dịch M và thoát ra 0,168 lít hỗn hợp N (dktc) gồm 2 khí X và Y . Cho thêm vào M dung dịch KOH dư thì thấy thoát ra 0,112 lít khí Y . Biết rằng quá trình khử HNO3 chỉ tạo ra 1 sản phẩm duy nhát . Xác định m ?
A.1,56 gam
B. 3,9 gam
C.5,24 gam
D. 3,315 gam
Theo đề bài thì ta biết được rằng SPK duy nhất mà [TEX]HNO_3[/TEX] tạo ra là [TEX]NH_4NO_3[/TEX] sau khi K pứ với [TEX]HNO_3[/TEX] thì pứ với [TEX]H_2O[/TEX] tạo [TEX]H_2[/TEX] và [TEX]KOH[/TEX] sau đó [TEX]KOH[/TEX] pứ tiếp tục với [TEX]NH_4NO_3[/TEX] tạo khí [TEX]NH_3[/TEX]
Cụ thể ta sẽ có 0,0025 mol [TEX]H_2[/TEX] và 0,005 mol [TEX]NH_4NO_3[/TEX](Được tính từ khí).
Sau khi cho lượng KOH dư vào thì tiếp tục thu được khí là 0,005 mol =>Tổng mol [TEX]NH_4NO_3[/TEX] là 0,01.
Theo ĐLBT Electron =>nK=0,01.8+0,0025.2=0,085mol =>mK=3,315g.
Bài 3 : Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A . Thêm 400ml dung dịch NAOH 1 M vào dung dịch A . Lọc bỏ kết tủa , cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đỏi thu được 26,44 gam chất rắn . Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng với Cu là :
A.0,48 mol
B.0,58 mol
C.0,56 mol
D.0,4 mol
Bạn tham khảo ở đây nhé!
Mến chào bạn!
 
L

lotus94

T t l mol gia
latex.php
latex.php
=> Mu
i st thu được chính là
latex.php
và SPK chính
latex.php
. Do sau p
ch thu được mt mui duy nht nên ta biết được rng
latex.php
p
hết. Vy mol Electron nhường ca
latex.php
tham gia p
là 2x.

Cho mình hỏi câu này chút
Câu này mình chọn B
nNO2 =1/2 nHNO3 =1/2y
eq.latex

y 1/2y
n Fe nhường =y mol
 
R

rickmansro

2)Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 , Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phảnứng với CO nung nóng sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 lít hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là A. 19,20 và 0,87. B. 19,20 và 0,51. C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51.
Bài này đề sai, chỗ màu đỏ kia phải là khối lượng mới ra, và lại không thể quy đổi ra Fe2O3 như bạn kiến thức được.
Nếu có quy đổi thì phải quy đổi ra là Fe3O4 chứ ko phải Fe2O3.
Từ dữ kiện trên sẽ tìm ra đầy đủ số mol của nguyên tố Fe, gọi số mol ban đầu của 3 chất đều là x thì theo bảo toàn nguyên tố, tổng số mol nguyên tử Fe là 6x và nguyên tử Oxy là 8x, giải từ bài 6x=0.24--> x= 0,04 --> tổng số mol oxi phải là 0,04x8 = 0,32 mol
 
K

kienthuc.

Bài này đề sai, chỗ màu đỏ kia phải là khối lượng mới ra, và lại không thể quy đổi ra Fe2O3 như bạn kiến thức được.
Nếu có quy đổi thì phải quy đổi ra là Fe3O4 chứ ko phải Fe2O3.
Từ dữ kiện trên sẽ tìm ra đầy đủ số mol của nguyên tố Fe, gọi số mol ban đầu của 3 chất đều là x thì theo bảo toàn nguyên tố, tổng số mol nguyên tử Fe là 6x và nguyên tử Oxy là 8x, giải từ bài 6x=0.24--> x= 0,04 --> tổng số mol oxi phải là 0,04x8 = 0,32 mol
Không sai đâu bạn mình có thể quy như vậy được mà, do một hỗn hợp có khối lượng cho trước và độ tăng số Oxi hóa không đổi sẽ phóng ra một số mol Eletron không đổi cho mọi tác nhân Oxi hóa tương ứng.
Mến chào bạn!
 
0

01636516376

mong bạn kiến thức giải thích hộ t câu 1. tại sao từ tỉ lệ x:y như thế lại biết là Fe2+ và NO2?
 
K

kienthuc.

mong bạn kiến thức giải thích hộ t câu 1. tại sao từ tỉ lệ x:y như thế lại biết là Fe2+ và NO2?
Chào bạn!
Bạn viết 2 phương trình:
+ Tạo ra [TEX]NO_2[/TEX] và [TEX]Fe^{2+}[/TEX]
+ Tạo ra [TEX]NO_2[/TEX] và [TEX]Fe^{3+}[/TEX]
Sau đó bạn so sánh tỉ lệ giữa Axit với kim loại sẽ thấy ngay điều đó.
Mến chào bạn!
 
N

nhokproxmen

[TEX]nH_2SO_4=3nFe+nSO_2[/TEX]=0,24.3+0,15 = 0,87 mol.
cái này phải là 3/2 nFe + nSo2 chứ
 
Top Bottom