[Hoá 12] OXH-khử - Pin điện - Điện phân

S

socviolet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Điện phân 0,5 lit dd Cu(NO3)2 0,045M (d=1,035g/ml) với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A tới khi thu được dd có pH=1,00 và d=1,036g/ml.
a) Tính t/g điện phân.
b) Trong quá trình điện phân, bình điện phân trên được mắc nối tiếp với một bình điện phân khác có chứa 2mol AgNO3 với điện cực dương bằng Pt gắn một khối đồng nặng 192g Cu, cực âm bằng Pt. Tính khối lượng muối còn lại trong dd khi ngừng điện phân
Bài 2: Một lớp vàng mỏng được kết tạo trên một miếng mica hình vuông có cạnh a=1,000cm. Lớp vàng được tạo thành một cấu trúc bề mặt lí tưởng (100). Lớp vàng này và 1 dây vàng được nhúng vào 10,000$cm^3$ dd nước điện phân chứa CuSO4 và Na2SO4; nồng độ của muối CuSO4 bằng 0,100nM, của Na2SO4 bằng 0,100M giữa 2 điện cực có 1 điện thế không đổi. Lớp vàng đóng vai trò catot, còn dây vàng đóng vai trò anot. Lớp đồng (epitaxi) có 100 lớp đơn nguyên tử được kết tạo trên nền vàng Au (100). Vàng có cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt và hằng số mạng là $4,077.10^{-8}$cm. Tính nồng độ CuSO4 trong dd điện li sau khi kết tạo lớp đồng epitaxi. (Bài này nói thật đọc xong mình chả hiểu :().
 
Last edited by a moderator:
S

sot40doc

Bài 1: Điện phân 0,5 lit dd Cu(NO3)2 0,045M (d=1,035g/ml) với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A tới khi thu được dd có pH=1,00 và d=1,036g/ml.
a) Tính t/g điện phân.
b) Trong quá trình điện phân, bình điện phân trên được mắc nối tiếp với một bình điện phân khác có chứa 2mol AgNO3 với điện cực dương bằng Pt gắn một khối đồng nặng 192g Cu, cực âm bằng Pt. Tính khối lượng muối còn lại trong dd khi ngừng điện phân
bài làm
[TEX]n Cu(NO_3)_2 = 0,0225 mol[/TEX]
[TEX]2Cu(NO_3)_2 +2 H_2O = 4 HNO_3 + 2Cu + O_2[/TEX]
gọi n Cu sinh ra là 2a => oxi là a mol
khối lượng dung dịch sau 500 . 1,035 - 64.2a - 32a = 517,5 - 160a = k (g)
=> thể tích dung dịch sau là [TEX]\frac{k}{1,036 . 100} (lit) = V[/TEX]
=> [TEX]\frac{4a}{V} = 0,1[/TEX]
giải ra a => bảo toàn e ra đc thời gian
câu b bảo toàn electron là ra
 
S

socviolet

Bài 1: Điện phân 0,5 lit dd Cu(NO3)2 0,045M (d=1,035g/ml) với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A tới khi thu được dd có pH=1,00 và d=1,036g/ml.
a) Tính t/g điện phân.
b) Trong quá trình điện phân, bình điện phân trên được mắc nối tiếp với một bình điện phân khác có chứa 2mol AgNO3 với điện cực dương bằng Pt gắn một khối đồng nặng 192g Cu, cực âm bằng Pt. Tính khối lượng muối còn lại trong dd khi ngừng điện phân
bài làm
[TEX]n Cu(NO_3)_2 = 0,0225 mol[/TEX]
[TEX]2Cu(NO_3)_2 +2 H_2O = 4 HNO_3 + 2Cu + O_2[/TEX]
gọi n Cu sinh ra là 2a => oxi là a mol
khối lượng dung dịch sau 500 . 1,035 - 64.2a - 32a = 517,5 - 160a = k (g)
=> thể tích dung dịch sau là [TEX]\frac{k}{1,036 . 100} (lit) = V[/TEX]
=> [TEX]\frac{4a}{V} = 0,1[/TEX]
giải ra a => bảo toàn e ra đc thời gian
câu b bảo toàn electron là ra
Ôi, sao mình giải ra a=0,12 thế này :((, hay mình giải sai ...
 
C

clover141

Bài 1: Điện phân 0,5 lit dd Cu(NO3)2 0,045M (d=1,035g/ml) với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A tới khi thu được dd có pH=1,00 và d=1,036g/ml.
a) Tính t/g điện phân.
b) Trong quá trình điện phân, bình điện phân trên được mắc nối tiếp với một bình điện phân khác có chứa 2mol AgNO3 với điện cực dương bằng Pt gắn một khối đồng nặng 192g Cu, cực âm bằng Pt. Tính khối lượng muối còn lại trong dd khi ngừng điện phân
bài làm
[TEX]n Cu(NO_3)_2 = 0,0225 mol[/TEX]
[TEX]2Cu(NO_3)_2 +2 H_2O = 4 HNO_3 + 2Cu + O_2[/TEX]
gọi n Cu sinh ra là 2a => oxi là a mol
khối lượng dung dịch sau 500 . 1,035 - 64.2a - 32a = 517,5 - 160a = k (g)
=> thể tích dung dịch sau là [TEX]\frac{k}{1,036 . 100} (lit) = V[/TEX]
=> [TEX]\frac{4a}{V} = 0,1[/TEX]
giải ra a => bảo toàn e ra đc thời gian
câu b bảo toàn electron là ra
theo mình tại sao chúng ta ko suy nghĩ cách đơn giản hơn
quan trọng làm tìm mol e trao đổi
viết pt ở 2 cực dương và âm
( máy tính bị điên nên ko thể viết tex dc )
thế mol vào là ra thôi
 
S

socviolet

Thanks QA và PY. Bài 1 mình đã tìm ra hướng làm. Nếu bài 2 khó quá thì thôi, các bạn xem hộ mình mấy bài này đã nhé:
Bài 3: Có dd X gồm Fe2(SO4)3 0,100M; FeSO4 0,010M và NaCl 2M.
1. Cần đặt điện thế tối thiểu là bao nhiêu để có quá trình oxi hoá và quá trình khử xảy ra đầu tiên ở mỗi điện cực khi điện phân dd X ở pH=0?
2. Điện phân 100ml dd X với cường độ dòng điện 1 chiều không đổi có I=9,650A và trong t/g 100 giây, thu được dd Y.
a) Tính khối lượng dd giảm trong quá trình điện phân.
b) Tính pH của dd Y.
c) Lắp 1 pin điện gồm 1 điện cực hiđro tiêu chuẩn với 1 điện cực Pt nhúng vào dd Y. Tính sức điện động của pin khi pin bắt đầu phóng điện và viết sơ đồ pin.
(Giả thiết rằng H2O bay hơi không đáng kể và thể tích của dd không thay đổi trong quá trình điện phân).
Cho: $E^o_{(Fe^{3+}/Fe^{2+})}=0,771V; E^o_{(2H^+/H_2)}=0,00V; \beta^*_{[Fe(OH)]^{2+}}=10^{-2,17};$ $\beta^*_{[Fe(OH)]^+}=10^{-5,92}; E^o_{(Cl_2/2Cl^-)}=1,36V$
Bài 4: A là hỗn hợp gồm Cu và Ag. m gam A tan hết vào dd HNO3 loãng thu được dd B và 6,72 lit khí NO là sp khử duy nhất ở đktc. Trung hoà lượng acid dư trong B cần dùng 100ml dd NaOH 0,1M. Thêm 5,91g hỗn hợp X gồm NaCl, KBr vào dd sau trung hoà, sau phản ứng lọc bỏ kết tủa, dd C thu được có C% của NaNO3 : C% của KNO3 = 4,25:3,03. Cho 1 thanh Zn dư vào dd C, sau phản ứng thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 17,065g (cho rằng các kim loại giải phóng bám hết vào Zn).
1. Tính khối lượng NaCl, KBr trong 5,91g X.
2. Tính m.
3. Điện phân dd C với điện cực trơ bằng dòng 10A trong t/g 1 giờ 20 phút 25 giây. Ngay sau điện phân khối lượng catot tăng bao nhiêu gam? Coi hiệu suất điện phân đạt 100%.
Bài 5: Một pin điện tạo thành từ 2 điện cực. Một điện cực gồm 1 tấm kim loại Cu nhúng trong dd CuSO4 0,5M. Điện cực thứ 2 là 1 dây Pt nhúng vào dd chứa hỗn hợp $Fe^{3+}$ và $Fe^{2+}$ với lượng sao cho $[Fe^{2+}]=3[Fe^{3+}]$. Dùng 1 dây điện nối 2 điện cực Cu và Pt.
a) Cho biết dấu 2 cực của pin. Viết các phản ứng xảy ra ở 2 điện cực, tính suất điện động của pin khi bắt đầu nối mạch ngoài.
b) Biết thể tích của dd CuSO4 rất lớn. Tìm tỉ số $\frac{[Fe^{3+}]}{[Fe^{2+}]}$ khi pin ngừng hoạt động. Cho: $E^o_{(Fe^{3+}/Fe^{2+})}=0,77V; E^o_{(Cu^{2+}/Cu)}=0,34V$

Vì sợ từ giờ đến 10h tối không onl được nên mình post cùng lúc 3 bài này... nhìn hơi rối mắt tí, thông cảm nhé. Các bạn vào thảo luận cũng được. Vì có thể khi nghe thảo luận, mình sẽ tìm ra hướng nào đó cũng nên...
Thanks all.
 
H

hnh95

BÀI 5
ghi đề sai rồi bạn bài này me làm rồi đề đúng là [Fe3+]=3[Fe2+]
E(Fe3+/Fe2+)=0,77+0,059*lg[Fe3+]/[Fe2+]=0,798 V=E1
E(Cu2+/Cu)=0,34+0,059/2lg[Cu2+]=0,3311 V=E2
E1>E2 vậy cực Pt là cực dương Cu là cực âm
tại cực âm Cu->Cu2++2e
tại cực dương Fe3++e=>Fe2+
pt xảy ra khi pin hoạt động (tự giải)
Epin=E1-E2=0,4669 V
khi pin ngừng hoạt động thì Epin=0
vậy E1=E2
0,77+0,059lg[Fe3+]/[Fe2+]=0,3311 vậy nồng độ [Fe3+]/[Fe2+]=3,6.10^-8
 
H

hnh95

bài 4
biện luận một ít
khi cho kẽm vào dung dịch C thì khối lượng kẽm tăng lên vậy ta suy ra Ag+còn dư khi pu với Cl-,Br-
a,tỉ lệ nồng độ phần trăm là tỉ lệ khối lượng
gọi x,y là số mol 58,5x+119y=5,91 and 85x/101y=4,25/303 suy ra x=0,046y=0,027 tự suy ra khối lượng dc ko
gọi a,b là số mol Cu Ag
Cu=>Cu2++2e
a..................2a
Ag=>Ag++e
b..............b
N+5+3e=>N+2
mình có việc bận mình chĩ đưa ra hướng giải thôi
khối lượng tăng là khối lượng tăng của Ag-Zn trù cho khối lượng giảm Zn-Cu và cộng số mol Ag pu với Cl-Br-là ra thôi
câu C thì tính khối lượng Ag điện phân trước thời gian còn lại thì Cu điện phân từ đó suy ra khối lượng thôi
 
Top Bottom