[Hoá 12] Nhóm hoá 93 - Tất cả vì tương lai không xa

N

nguyentung2510

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình tạo lập pic với ý định giúp nhau học tập môn Hoá. Ôn luyện theo từng chuyên đề nhằm đạt kết quả tốt nhất.

ANCOL - PHENOL - ESTE - LIPIT

1, hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B của cùng 1 rượu và 2 axít kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. thuỷ phân hoàn toàn X trong 50ml NaOH 1 M rồi cô cạn thu đc rượu C và 3,05 g chất rắn D. Đun toàn bộ C với H2SO4 đặc 170 độ thu đc 0,504 lít olefin E (H=70). trộn E ở trên với V lít H2 thu đc hỗn hợp khí F có d F/H2 = 6. đun nóng F với Ni, nhiệt độ đến khi pư xảy ra thu đc hỗn hợp khí G có d G/H2 = 8. các khí đo cùng điều kiện tiêu chuẩn
a, xác định CTCT của A,B. tính V
b, tính phần trăm khối lượng của từng este trong hỗn hợp
 
Last edited by a moderator:
P

puu

Mình tạo lập pic với ý định giúp nhau học tập môn Hoá. Ôn luyện theo từng chuyên đề nhằm đạt kết quả tốt nhất.

ESTE - LIPIT

1, hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B của cùng 1 rượu và 2 axít kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. thuỷ phân hoàn toàn X trong 50ml NaOH 1 M rồi cô cạn thu đc rượu C và 3,05 g chất rắn D. Đun toàn bộ C với H2SO4 đặc 170 độ thu đc 0,504 lít olefin E (H=70). trộn E ở trên với V lít H2 thu đc hỗn hợp khí F có d F/H2 = 6. đun nóng F với Ni, nhiệt độ đến khi pư xảy ra thu đc hỗn hợp khí G có d G/H2 = 8. các khí đo cùng điều kiện tiêu chuẩn
a, xác định CTCT của A,B. tính V
b, tính phần trăm khối lượng của từng este trong hỗn hợp
[TEX]RCOOR' + NaOH \rightarrow RCOONa + R'OH[/TEX]
[TEX]R'OH \rightarrow olefin (C_nH_{2n}) + H_2O[/TEX]
[TEX]n_{olefin}=0,0225; H=70 %\Rightarrown_{R'OH}=0,03[/TEX]
ta có n NaOH dư là 0,02 nên
[TEX]0,03(R+67)+0,02.40=3,05 \Rightarrow R=8[/TEX]
vậy [TEX]R_1: H(1) ; R_2:CH_3(15)[/TEX]
0,0225 mol CnH2n và V/22,4 mol H2 có tỉ khối so H2 là 6 nên ta có

[TEX]\frac{0,0225.14n+2.V/22,4}{0,0225+V/22,4}=12.[/TEX]
\Rightarrow[TEX]0,315n=7V (1)[/TEX]

khi cho hh trên đung nóng vs Ni, nhiệt độ thì olefin td H2 cho ra ankan CnH2n+2
[TEX]C_nH_{2n} +H_2 \rightarrow C_nH_{2n+2}[/TEX]
do tỉ khối so H2 là 8 nên trong h h còn H2 dư và olefin chuyển hết thành ankan
[TEX]\frac{0,0225(14n+2)+(V/22,4-0,0225).2}{\frac{V}{22,4}}=16[/TEX]
\Rightarrow[TEX]3,528n-5V=3.024(2)[/TEX]
giải hệ gồm (1) và (2) ta có [TEX]V=1,512; n=3[/TEX]
vậy rượu là [TEX]C_3H_7OH[/TEX]
vậy [TEX]A: HCOOC_3H_7; B: CH_3COOC_3H_7[/TEX]
 
N

nguyentung2510

Câu 1: Đốt cháy một ancol X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol = 3:4. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng với K dư tạo ra 3,36 lít H2 ở đktc. CTCT của X là:
A. CH3CH2CH2OH B. HO-CH2 –CH2 –OH
C. CH3-CHOH-CH3 D. CH2OH-CHOH-CH2OH

Câu 2: Khi đót cháy các đồng đẳng của 1 loại ancol thấy tỉ lệ số mol tăng dần khi số ng tử Cacbon trong ancol tăng dần. Vậy CT tổng quát dãy đồng đẳng của ancol đó là:
A. CnH2nO , n≥2 B. CnH2n+2O, n≥1 C. CnH2n+2Ox 1≤x ≤ n D. CnH2n-2Oz

Câu 3: Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml khí H2 ở đktc. Hỗn hợp các chất chứa Na được tạo ra có khối lượng là:
A. 1,91gam B. 2,80 gam C. 1,9 gam D. 1,555 gam

Câu 4: Để phân biệt 3 chất đựng trong 3 lọ riêng biệt mất nhãn gồm : etanol , đimetyl ete, phenol . Người ta dùng hóa chất là:
A. Na và dd Brom B. chỉ dùng dd Brom C. chỉ dùng Na D. NaOH và Na
 
H

hattieupro

câu1
từ tỉ lệ mol nCO2 : nH2O =3:4 nên có cthức C3H8Ox
từ 0,1 mol ancol tác dụng vs K cho 0,15 mol khí nên số nhóm chúc là (o,15 :0,1)x2=3 nên x=3
đáp án D

cau 2 B

câu 3.m=1,24 +0,015x2x22=1,9 ĐÁP.C
4
dùng na nhận ra đimetyl xeton,không có hiện tượng jf,2 chất còn lại có khí thoát ra
dùng dd brom nhạn ra phenol ,tạo kết tủa trắng
 
G

gacon.linh93

Câu 1 D
Câu 2 C
Câu 3 C
Câu 4 A
----------------
Câu 1 [TEX]R(OH)_a + aK-----------> R(OK)_a + a/2H_2[/TEX]
------------------0,1-----------------------------------------0,05a
\Rightarrow 0,05a=0,15
\Leftrightarrow a=3
Câu 2
Câu này ancol no là có điều này dù đơn chức hay đa chức
Câu 3
[TEX]n_{H_2}=0,015 mol[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_{Na}=0,03 mol[/TEX]
Áp dụng ĐLBTKL: 1,24 + 0,03*23 = m + 0,015*2
\Rightarrow m=1,9 g
Câu 4
Dùng [TEX]Na [/TEX] nhận biết được đimetyl ete ko ht
Sau đó dùng [TEX]dd Br_2[/TEX] nhận biết được phenol
Còn lại là etanol
 
N

nguyentung2510

Câu 10: Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng , tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lít H2 ở đktc. Công thức phân tử 2 ancol là:
A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH
C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH
Câu 11: Khi loại nước phân tử ancol nào sau đây không cho ta anken?
CH3
A. CH3- CH2 –OH CH3 B. CH3- CH– CH2 –OH CH3
C. CH3 –C- OH D. CH3- C- CH2 –OH
CH3 CH3
Câu 12: Cho các chất sau: CH3OH(1); C2H5OH(2) ; CH3Cl (3) ; CH3CHO(4); C6H5 OH (5). Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất?
A. 1<2<3<4<5 B. 1<2<4<5<3 C. 3<4<1<2<5 D. 5>2>1>4>3
Câu 13: Cho các chất CH3OH(1); C2H5OH(2); C5H11OH (3).
Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ tan trong nước?
A. 1<2<3 B. 3<2<1 C. 2<1<3 D. 3<1<2
Câu 14: Hidrat hóa 1 anken thu được 2 ancol. Anken đó là:
A. but-1-en B. but-2-en
C. 2,3-đimetyl but-2-en D. hex- 3-en
Câu 15: Cho các ancol sau C2H4(OH)2; C2H5OH; C2H5 -O -C2H5 ; CH2OH- CH2 –CH2 –OH; C3H5(OH)3 ; CH3-CH(OH)-CH2OH.
Số lượng ancol tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là :
A. Na,HBr,CuO(t0), CH3COOH B. Na, Fe, HBr
C. CH3COOH, Na, NaOH D. CuO(t0), HCl, KOH
Câu 17: Ứng với công thức C2H6Ox có số lượng các đồng phân tác dụng được với Na là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Theo phương pháp sinh hóa thì ancol etylic được điều chế theo sơ đồ nào sau đây ?
A. tinh bột-> saccarozơ -> ancol etylic B. glucozơ -> tinh bột -> ancol etylic
C. saccarozơ -> glucozơ -> ancol etylic D. Tinh bột -> glucozơ -> ancol etylic
Câu 19: Trong công nghiệp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để điều chế ancol metylic?
A. CH4-> CH3Cl -> CH3OH B. C-> CH4-> CH3Br -> CH3OH
C. CH4 -> CO -> CH3OH D. cả 3 sơ đồ trên

Thank nếu thấy nào viết có ích :D
Câu 20: Người ta sử dụng nhóm hóa chất nào sau đây để nhận biết : xiclopentanol , pent-3-en-1-ol, glixerol?
A. Cu(OH)¬2 và dd Br2 B. chỉ dùng Cu(OH)2 C. chỉ dùng dd Br2 D. Cu(OH)2 và Na
 
A

acsimet_91

Câu 4: Để phân biệt 3 chất đựng trong 3 lọ riêng biệt mất nhãn gồm : etanol , đimetyl ete, phenol . Người ta dùng hóa chất là:
A. Na và dd Brom B. chỉ dùng dd Brom C. chỉ dùng Na D. NaOH và Na

mình nghĩ đáp án C cũng đúng mà
Dùng Na để nhận ra dimetyl ete (ko có khí bay lên)
còn phennol thì có thể nhạn ra dựa vào tính chất vật lí: phelnol ko tan, tạo vẩn đục trong nước

Câu 10: Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng , tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lít H2 ở đktc. Công thức phân tử 2 ancol là:

A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH

C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH

Câu 11: Khi loại nước phân tử ancol nào sau đây không cho ta anken?

CH3

A. CH3- CH2 –OH CH3 B. CH3- CH– CH2 –OH CH3

C. CH3 –C- OH D. CH3- C- CH2 –OH
CH3 CH3

Câu 12: Cho các chất sau: CH3OH(1); C2H5OH(2) ; CH3Cl (3) ; CH3CHO(4); C6H5 OH (5). Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất?

A. 1<2<3<4<5 B. 1<2<4<5<3 C. 3<4<1<2<5 D. 5>2>1>4>3

Câu 13: Cho các chất CH3OH(1); C2H5OH(2); C5H11OH (3).

Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ tan trong nước?

A. 1<2<3 B. 3<2<1 C. 2<1<3 D. 3<1<2

Câu 14: Hidrat hóa 1 anken thu được 2 ancol. Anken đó là:

A. but-1-en B. but-2-en

C. 2,3-đimetyl but-2-en D. hex- 3-en

Câu 15: Cho các ancol sau C2H4(OH)2; C2H5OH; C2H5 -O -C2H5 ; CH2OH- CH2 –CH2 –OH; C3H5(OH)3 ; CH3-CH(OH)-CH2OH.

Số lượng ancol tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là :

A. Na,HBr,CuO(t0), CH3COOH B. Na, Fe, HBr

C. CH3COOH, Na, NaOH D. CuO(t0), HCl, KOH

Câu 17: Ứng với công thức C2H6Ox có số lượng các đồng phân tác dụng được với Na là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 18: Theo phương pháp sinh hóa thì ancol etylic được điều chế theo sơ đồ nào sau đây ?

A. tinh bột-> saccarozơ -> ancol etylic B. glucozơ -> tinh bột -> ancol etylic

C. saccarozơ -> glucozơ -> ancol etylic D. Tinh bột -> glucozơ -> ancol etylic
Thank nếu thấy nào viết có ích
Câu 20: Người ta sử dụng nhóm hóa chất nào sau đây để nhận biết : xiclopentanol , pent-3-en-1-ol, glixerol?

A. Cu(OH)¬2 và dd Br2 B. chỉ dùng Cu(OH)2 C. chỉ dùng dd Br2
 
Last edited by a moderator:
H

hattieupro

10
số mol ancol là 0,15x2=0,3
Mtb ancol\10:0,3=33,33 nên đáp án là A

11 C vì CH3OH tách nước tạo HCHO

13.B
14.A vì cộng nước tạo 2 anken thì có cấu tạo không đối xứng.các đáp án còn lại đều có cấu tạo đối xứng
15.B
16.A
17B vì x nhỏ hơn hoặc bằng 2
18.D
19A
20 A
DÙNG dd Cu(OH)2 nhận ra glixerol tạo phức xanh
dùng dd brom nhận ra pent-3-en-1-ol làmmất màu dd brom còn chất con lại không làm mất màu
 
G

gacon.linh93

mình nghĩ đáp án C cũng đúng mà
Dùng Na để nhận ra dimetyl ete (ko có khí bay lên)
còn phennol thì có thể nhạn ra dựa vào tính chất vật lí: phelnol ko tan, tạo vẩn đục trong nước
Nếu là vậy thì đáp án cần phải có cả nước chứ bạn, dáp án C thiếu mà do đề cho là các chất đựng trong các lọ
 
N

nguyentung2510

mình nghĩ đáp án C cũng đúng mà
Dùng Na để nhận ra dimetyl ete (ko có khí bay lên)
còn phennol thì có thể nhạn ra dựa vào tính chất vật lí: phelnol ko tan, tạo vẩn đục trong nước


Nếu hiểu theo ý của bạn thì phải là dung dịch mới chính xác. Đề cho chỉ là 3 chất thôi.

Hơn nữa đáp án của bạn phải là Na, H2O
 
A

ari_10

Câu 1: E là một este mạch hở chứa tối đa 3 chức este. Cho E tác dụng với dd NaOH dư thì thu được muối của 1 axít và 1,24g rượu cùng dãu đồng đẳng. Nếu lấy lượng rượu này hoá hơi hoàn thì thu được V hơi = V của 0,84g N2(cùng đktc). Công thức phân tử của 2 rượu này là:
A: CH3OH và C3H7OH B: CH3OH và C2H5OH C: CH3OH và C4H9OH D: A,B đều đúng

Câu 2: Một este Z phân tử chỉ chứa C, H, O trông đó có 49,58%C và 6,44% H về khối lượng biết rằng : khi hoá hơi 5,45g ta thu được thể tích bằng thể tích của 0,8g O2(cùng đktc).
2.1. Công thức phân tử của Z là:
A: C11H22O4 B: C11H22O6 C: c9H12O6 D: C9H14O6
2.2 Khi xà phòng hoá Z bằng NaOH thu được rượu B có KLPT= 92đvC và muối Na của axit hữu cơ đơn. CT của B là:
A: C2H4(OH)2 B: C4H10(OH)2 C: C3H5(OH)3 D:C6H3OH
2.3 Xác định số CTCT của Z trong các trường hợp sau:
a) thuỷ phân Z thu được rượu B và muối của một axít đơn. Số CTCT có thể có của Z là:
A: 1 B: 2 C:6 D: 12
b) thuỷ phân Z thu được rượu B và muối của 2 axit đơn. Số CTCT có thể có của AZ là:
A: 1 B:2 C:3 D:4
c) thuỷ phân Z thu được rược B và muối của 3 axit đơn. Số CTCT có thể có của Z là:
A: 1 B: 3 C: 6 B:18

Câu 3: Cho m(g) 1 chất hữu cơ A mạch thẳngchứa C,H,O và một loại nhóm chức phản ứng vừa đủ với 200ml dd NaOH 1M ta thu được dd B chứa 19g muối của một axít hữu cơ và 2 rượu đơn có d/H2 là 22,5. Xác định CTCT của A:
A: (CH2)4(CH3COO)(C2H5COO)C3H5 C: (CH3COO)(C2H5COO)(C3H7COO)C3H5
B: (C2H5COO)(C3H7COO)(C4H9COO)C3H5 D: (HCOO)(CH3COO)(C3H7COO)C3H5


tạm thời 3 bài như vậy đã, theo mình khi post bài các bạn nên post thêm cả lời giải ko nên chỉ đưa ra đáp án ko thôi, nói cả cách làm để mọi người cùng thảo luận và cân nhắc xem cách nào tối ưu nhất để rút kinh nghiệm khi làm bài tập.
 
Top Bottom