[HÓA 12] Muối Natri tác dụng CaO

T

tieudao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho 50 gam dd axit nồng độ 7,4% tác dụng với dd NaOH dư, cô cạn dd thu được chất rắn Y. Nung Y với CaO đến p/ứng hoàn toàn được 1,12 lít khí Z
Công thức của X là
A. C2H5COOH
B. CH3COOH


2. Một chất có CTPT là C5H10, làm mất màu dd Br2 ở đk thường, tạo sp 1,3 đi Brom 2 metyl butan
chất đó là
A. 1,1 đi metyl xiclopropan
B. 1,2 đi metyl xiclopropan
(câu này mình làm ra A nhưng đáp án là B)


3. Chia 1 lít dd Br2 0.5 M thành 2 phần bằng nhau
Sục phần 1 vào 4,48 lít khí HCl được dd X có pH bằng a
Sục phần 2 vào 2.24 lít SO2 thu được dd Y có pH bằng b
Mối quan hệ giữa a với b là
A. a=b
B. a>b
C. a<b
D. a=2b
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

1. Cho 50 gam dd axit nồng độ 7,4% tác dụng với dd NaOH dư, cô cạn dd thu được chất rắn Y. Nung Y với CaO đến p/ứng hoàn toàn được 1,12 lít khí Z
Công thức của X là
A. C2H3COOH
B. CH3COOH
[tex]n_{axit} = n_Z = 0.05 \Rightarrow M_{axit} = 74 \Rightarrow C_2H_5COOH[/tex]

Sao chỉ có 2 đáp án A và B vậy bạn? Bạn có "lọc" đi đáp án nào không thế :|

2. Một chất có CTPT là C5H10, làm mất màu dd Br2 ở đk thường, tạo sp 1,3 đi Brom 2 metyl butan
chất đó là
A. 1,1 đi metyl xiclopropan
B. 1,2 đi metyl xiclopropan
(câu này mình làm ra A nhưng đáp án là B)
Dĩ nhiên là B rồi bạn. 1,2 dimetyl xiclopropan mở vòng thì mới ra mạch cacbon butan chứ. Còn 1,1 dimetyl xiclopropan thì mở vòng nó ra mạch cacbon propan rồi.

3. Chia 1 lít dd Br2 0.5 M thành 2 phần bằng nhau
Sục phần 1 vào 4,48 lít khí HCl được dd X có pH bằng a
Sục phần 2 vào 2.24 lít SO2 thu được dd Y có pH bằng b
Mối quan hệ giữa a với b là
A. a=b
B. a>b
C. a<b
D. a=2b
Phần 1 thì chả có phản ứng gì. [tex][H^+] = 0.4[/tex]

Phần 2 tạo 0.1 mol [tex]H_2SO_4[/tex] và 0.5 mol [tex]HBr \Rightarrow [H^+] = 1.4[/tex]

[tex]\Rightarrow a\tex{ }>\tex{ }b[/tex]
 
T

tieudao

[tex]n_{axit} = n_Z = 0.05 \Rightarrow M_{axit} = 74 \Rightarrow C_2H_5COOH[/tex]

Sao chỉ có 2 đáp án A và B vậy bạn? Bạn có "lọc" đi đáp án nào không thế :|

Dĩ nhiên là B rồi bạn. 1,2 dimetyl xiclopropan mở vòng thì mới ra mạch cacbon butan chứ. Còn 1,1 dimetyl xiclopropan thì mở vòng nó ra mạch cacbon propan rồi.

Phần 1 thì chả có phản ứng gì. [tex][H^+] = 0.4[/tex]

Phần 2 tạo 0.1 mol [tex]H_2SO_4[/tex] và 0.5 mol [tex]HBr \Rightarrow [H^+] = 1.4[/tex]

[tex]\Rightarrow a\tex{ }>\tex{ }b[/tex]

Đ.a mình viết lên có đ.a mà đề đưa ra, nhưng m gõ nhầm :)
Thêm 3 câu nữa thôi nhé

4. Nung hh gồm 15,2 gam Cr2O3 với Al đến phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn X
Cho toàn bộ X vào HCl dư thoát ra khí H2
Giá trị của V là
A. 7.84
B. 4.48

Bài này mình muốn biết Cr2O3 khi đun với Al2O3 có không khí (vì m tăng) thì đã bị đưa lên hoá trị cao nhất rồi, tại sao khi tác dụng với HCl lại cho ra khí H2 nữa nhỉ?

5.
Hoà 0.02 FeS2 và 0.03 FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng. thu đc dd X và khí SO2
hấp thụ hết SO2 vào lượng dd KMnO4 thu đc dd Y không màu có pH = 2
tính V của Y
A. 11.4
B. 22.8

Còn 1 câu để suy nghĩ tiếp đã :D
 
V

vanglai

Đ.a mình viết lên có đ.a mà đề đưa ra, nhưng m gõ nhầm :)
Thêm 3 câu nữa thôi nhé

4. Nung hh gồm 15,2 gam Cr2O3 với Al đến phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn X
Cho toàn bộ X vào HCl dư thoát ra khí H2
Giá trị của V là
A. 7.84
B. 4.48



5.
Hoà 0.02 FeS2 và 0.03 FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng. thu đc dd X và khí SO2
hấp thụ hết SO2 vào lượng dd KMnO4 thu đc dd Y không màu có pH = 2
tính V của Y
A. 11.4
B. 22.8
Ta co: nSO2=(0,02*15+0,03*9)*0,5=0,285mol
ma: 5SO2 ----> 2H2SO4
=>...0,285........0,114
=> nH+=0,228mol
PH= 2=> V=22,8 l
Còn 1 câu để suy nghĩ tiếp đã :D

Bài này mình muốn biết Cr2O3 khi đun với Al2O3 có không khí (vì m tăng) thì đã bị đưa lên hoá trị cao nhất rồi, tại sao khi tác dụng với HCl lại cho ra khí H2 nữa nhỉ?
Cau4:
bai nay phai nung trong dk khong co kk vi phan ung xay ra hoan toan va co h2 bay ra , du doan Al du, Cr2O3 het
Ta co" 2Al +Cr2O3----> Al2O3 +2Cr
=> mAl (du)= 2,7g
=> VH2= 1,5nAl(du) +2nCr2O3=7,84l
5.
Hoà 0.02 FeS2 và 0.03 FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng. thu đc dd X và khí SO2
hấp thụ hết SO2 vào lượng dd KMnO4 thu đc dd Y không màu có pH = 2
tính V của Y
A. 11.4
B. 22.8
Ta co: nSO2=(0,02*15+0,03*9)*0,5=0,285mol
ma: 5SO2 ----> 2H2SO4
=>...0,285........0,114
=> nH+=0,228mol
PH= 2=> V=22,8 l
 
T

thanhduc20100

4. Nung hh gồm 15,2 gam Cr2O3 với Al đến phản ứng hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn X
Cho toàn bộ X vào HCl dư thoát ra khí H2
Giá trị của V là
A. 7.84
B. 4.48

Bài này mình muốn biết Cr2O3 khi đun với Al2O3 có không khí (vì m tăng) thì đã bị đưa lên hoá trị cao nhất rồi, tại sao khi tác dụng với HCl lại cho ra khí H2 nữa nhỉ?
[TEX]{m}_{Al}=23.3-15.2=8.1[/TEX]
=>[TEX]{n}_{Al}=0.3[/TEX]
[TEX]{n}_{Cr2O3}=0.1[/TEX]
Cr2O3+2Al------->Al2O3+2Cr
0.1----->0.2----------------->0.2
Al dư:0.1
Cr-------->H2
0.2-------->0.2
Al-------->1.5H2
0.1-------->0.15
V=0.35*22.4=7.84
P/s: Mình không hiểu ý bạn hỏi@-)

5.
Hoà 0.02 FeS2 và 0.03 FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng. thu đc dd X và khí SO2
hấp thụ hết SO2 vào lượng dd KMnO4 thu đc dd Y không màu có pH = 2
tính V của Y
A. 11.4
B. 22.8
Bài này mình không hiểu đề lắm, tính được số mol SO2 sao đó làm gì nữa
FeS2------> Fe3+ +2S+6 + 15e
0.02--------------------------->0.3
FeS----> Fe3+ + S+6 + 9e
0.03----------------------->0.27
S+6----------> S+4 +2e
0.285<--0.57
Đến đây, không hiểu đoạn sau, cho pH làm gì nhỉ/:)
 
V

vanglai

đề yêu cầu tính V mà bạn (V đây là thể tích dung dịch , không phải ở đk chuẩn) -
 
T

tieudao

à, đã phát hiện ra vấn đề
Do đọc đề ko kĩ, hiểu nhầm đề
Người ta bảo đun 15,2 g Cr2O3 với m gam Al mà cứ đọc là 15,2 gam hỗn hợp Cr2O3 và Al nên thấy khối lượng hh tăng mới nghĩ đến chuyện có kk :)
Thanks nhé, onl bằng đt nên chả thấy nút thanks với nút trích dẫn ở đâu


Ở bài trên cho mình hỏi cái phản ứng giữa muối nitrat với CaO được ko
Viết phản ứng ấy :)
 
S

sot40doc



3. Chia 1 lít dd Br2 0.5 M thành 2 phần bằng nhau
Sục phần 1 vào 4,48 lít khí HCl được dd X có pH bằng a
Sục phần 2 vào 2.24 lít SO2 thu được dd Y có pH bằng b
Mối quan hệ giữa a với b là
A. a=b
B. a>b
C. a<b
D. a=2b
2 lọ có cùng thể tích => lọ nào có nhiều [TEX]H^+[/TEX] sẽ có pH nhỏ hơn
[TEX]n Br_2 [/TEX] mỗi lọ trước khi cho khí là 0,25 mol
lúc sau lọ 1 có 0,2 mol HCl và 0,25 mol [TEX]Br_2[/TEX] , [TEX] 0,2 < n H^+ < 0,45 [/TEX]
lọ 2
[TEX]SO_2 + Br_2 + 2H_2O = H_2SO_4 + 2HBr[/TEX]
thấy [TEX]Br_2 [/TEX] dư, bài này ko cho [TEX]K_a H_2SO_4[/TEX] và [TEX]K_{Br_2}[/TEX] sẽ ko cho KQ chính xác
nếu coi [TEX]H_2SO_4[/TEX] phân li hoàn toàn thì lọ có [TEX]SO_2[/TEX] sẽ có pH nhỏ hơn
tại vì trong tài liệu nó nói là [TEX]K_{Br_2} < K_{Cl_2}[/TEX] mà [TEX]K_{Cl_2}[/TEX] thì nhỏ

có lẽ đáp án là b < a
 
Top Bottom