[Hoá 12] Một số câu khó chơi trong 1 đề thi thử đại học(cần giải đáp)

G

giathi95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là:
A. 54,66% B. 45,55% C. 36,44% D. 30,37%
Câu 2: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là:
A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol
Câu 3: Dung dịch X có chứa KCl, FeCl3, HCl. Điện phân dung dịch X một thời gian thu được dung dịch Y. Y không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ quá trình điện phân đã dừng lại khi:
A. vừa hết FeCl3 B. vừa hết FeCl2 C. vừa hết HCl D. điện phân hết KCl
Câu 4: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là:
A. Zn B. Mg C. Pb D. Fe
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng:
[TEX]C_4H_{10}O[/TEX]---- [TEX] -H_2O [/TEX]---------> X---- dd [TEX]Br_2[/TEX]------> Y-----+NaOH--> Z ----CuO, to----> 2-hiđroxi-2-metyl propan.
X là:
A. Isobutilen B. But-2-en C. But-1- en D. xiclobutan
Câu 6: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 1,344 lít B. 1,68 lít C. 1,14 lít D. 1,568 lít


Mấy câu này tớ ko làm đc hoặc ra khác với đáp án, mong anh em giải đáp giúp:D:D:D
 
P

pepun.dk


Câu 6: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 1,344 lít B. 1,68 lít C. 1,14 lít D. 1,568 lít


[TEX]n_{CO}=n_{CO_2}=\frac{17,73.16}{197}=0,09[/TEX]

[TEX]m_A=m_B+m_{[O]}=10,32+0,09.16=11,76[/TEX]

[TEX]\left\{n_{Fe_2O_3}=a\\n_{FeO}=b[/TEX]

[TEX]{\left\{a+b=0,09\\160a+72b=11,76\right}-->{\left\{a=0,06\\b=0,03\right.}[/TEX]

[TEX]C^{2+}-->C^{4+}+2e[/TEX]

[TEX]Fe^{2+}-->Fe^{3+}+1e[/TEX]

[TEX]3e+N^{+5}-->N^{+2}[/TEX]

[TEX]n_{NO}=\frac{0,03+0,09.2}{3}=0,07[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

Câu 2: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là:
A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol


Chất rắn sau khi cô cạn gồm có NaNO3 và NaOH hoặc Cu(NO3)2

giả sử NaOH phản ứng hết --> nNaNO3 = 0,4

nung NaNO3 thu được NaNO2

m NaNO2 = 27,6> 26,44 suy ra có NaOH dư

nHNO3 dư = x

--> (0,16.2+x).69+ (0,4 - 0,16.2 - x)40 = 26,44

--> x = 0,04 --> nHNO3 đã phản ứng với Cu=0,6 - 0,04=0,56.

Câu 1: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m – 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là:
A. 54,66% B. 45,55% C. 36,44% D. 30,37%
gọi CTTB là R-COO-CH= R'

( sau phản ứng 2 ancol chuyển thành 2 andehyt R'H-CHO )


R'HCHO = 52,4 --> R' = 22,4

-CH2 và -CH2-CH2-

2 anđ là CH3-CHO và C2H5-CHO, từ đó suy ra CT 2 ancol là CH2=CH-OH và C2H4=CH-OH

BTKL : m + m dd KOH = m -12,6 + m + 6,68 --> m = 28,32

m 2 anđ = m -12,6 --> n,2anđ = 0,3 = nKOH pư

sau pư : nKOH dư = 0,1 --> mKOH dư = 5,6

mRCOOK = M + 6,68 - 5,6 = 29,4

nRCOOK = 0,3

RCOOK = 98 --> R là CH3-

Do MX < MY --> X là : CH3-COO-CH=CH2

86a + 100b = 28,32

a + b = 0,3

%mX =36,44%
 
Last edited by a moderator:
G

giathi95

Ai làm giúp cho tớ câu 3 phát...........................................................................
còn cả câu 5 nữa, tớ thấy chẳng có đáp án nào phù hợp cả
 
P

phamnhuvo12a2

câu 3:vi khi diện phân ưu tiên muối của kim loai hoạt yếu hơn.nen kcl hết sau cùng,nếu tiêp tục diện phân se sinh o2 vi vay
c dúng
 
Y

yct_

Trả lời cho câu 4

@};-Câu 4: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là:@};-
A. Zn B. Mg C. Pb D. Fe

ở bài này: ta thấy [TEX] n_{Cu}[/TEX] > lượng phản ứng => [TEX]Cu_{d}[/TEX] vậy lượng phản ứng tính theo [TEX]Ag^+[/TEX]

@};- [TEX] m_{Cu}[/TEX] +m [TEX]Ag^[/TEX] + = [TEX]m_A[/TEX] + [TEX]m_B[/TEX]
13,14 + 25.5=22.56 + [TEX]m_B[/TEX] => [TEX]m_B[/TEX] =16,08 gam

mà [TEX]m_M[/TEX] + [TEX]m_B[/TEX] = [TEX]muoi_M[/TEX] +[TEX]m_Z[/TEX]
15,45 + 16,08 = [TEX]muoi_M [/TEX] + 17,355 => [TEX]muoi_M[/TEX] =14,175

the đề bài ta có ban đầu:________________cuối phản ứng
Cu__________________________________________________Cu
[TEX]Ag^+[/TEX] ______________________________________________Ag
M___________________________________________________ [TEX]M^{n+}[/TEX]

Áp dụng đinh luật bảo toàn e ta có
[TEX]\frac{14,175}{M+62 n}n[/TEX] =0,15, với n là hoá trị của kim loại M
giả sử cho n=2, do nhìn theo đáp án ==>M=65, Zn=65 @};-%%-

Chon A
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom