[Hóa 12] Một số bài toán

L

l94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 10,8 gam hh Fe và FexOy vào dd HNO3 loãng thu được 1,12l NO(dktc) sp khử duy nhất. số mol HNO3 đã phản ứng?
A.0.8
B.1,2
C.1,1
D.0,65
Hoà tan hoàn toàn 37,8 gam Zn(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 220 ml NaOH x mol/l vào X thì được m1 gam kết tủa.
Mặt khác, nếu cho 280ml dd NaOH xM thì thu được m2 gam kết tủa.Biết $\frac{m_2}{m_1}=\frac{2}{3}$. x=?
A.1,5
B.2
C.1,8
D.2,6
Nung m gam bột gồm Al và FexOy trong đk k có k khí cho đến khi p ứng hoàn toàn đc hh X. Trộn đều X, chia X thành 2 phần
Phần 1: (m1=14,49 gam) hoà tan hết trong HNO3 dư được 0,165 lít NO
Phần 2: Tác dụng hết với NaOH thấy giải phóng 0,015 mol H2vaf còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức oxit sắt và m?
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

Cho 10,8 gam hh Fe và FexOy vào dd HNO3 loãng thu được 1,12l NO(dktc) sp khử duy nhất. số mol HNO3 đã phản ứng?
A.0.8
B.1,2
C.1,1
D.0,65
Coi hh ban đầu gồm Fe và O. Gọi nFe=a, nO=b => 56a+16b=10,8 (1).
nNO=0,05mol
Fe ---> Fe(+3) + 3e
a----------------->3a mol
2e + O ---> O(-2)
2b<--b mol
3e + N(+5) ---> N(+2)
0,15<-------------0,05mol
BT e: 3a=2b+0,15 (2).
Giải hệ PT gồm (1), (2), sau đó bạn tính $\Sigma n_{HNO_3}=3a+n_{NO}$
Hoà tan hoàn toàn 37,8 gam Zn(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 220 ml NaOH x mol/l vào X thì được m1 gam kết tủa.
Mặt khác, nếu cho 280ml dd NaOH xM thì thu được m2 gam kết tủa.Biết $\frac{m_2}{m_1}=\frac{2}{3}$. x=?
A.1,5
B.2
C.1,8
D.2,6
[TEX]n_{Zn(NO_3)_2}=0,2[/TEX]
- Nhận xét: Ta thấy $n_{OH^-}$ ở thí nghiệm 1 nhỏ hơn ở thí nghiệm 2, trong khi $\frac{m_2}{m_1}=\frac{2}{3}$ => m1>m2. Vậy ở thí nghiệm 2, kết tủa Zn(OH)2 đã bị hoà tan. Ở thí nghiệm 1, Zn(OH)2 có thể đã bị hoà tan hoặc chưa.
Đến đây bạn xét 2 trường hợp:
(*) Trường hợp 1: Ở thí nghiệm 1, Zn(OH)2 chưa bị hoà tan
- Thí nghiệm 1: $n_{NaOH}=0,22x$
Zn(2+) + 2OH- ---> Zn(OH)2
.................0,22x----->0,11x mol
=> n1=0,11x
- Thí nghiệm 2: $n_{OH^-}=0,28x$
Zn(2+) + 2OH- ---> Zn(OH)2
0,2------->0,4-------->0,2mol
2OH- + Zn(OH)2 ---> ZnO2(2-) + 2H2O
0,28x-0,4----------->0,14x-0,2 mol
=> n2=0,2-(0,14x-0,2)=0,4-0,14x
Theo đề: $\frac{n_2}{n_1}=\frac{m_2}{m_1}=\frac{2}{3} \\ \to \frac{0,4-0,14x}{0,11x}=\frac{2}{3}$
Từ PT trên bạn giải ra x, sau đó lập luận như sau:
- Vì ở thí nghiệm 1, Zn(OH)2 không bị hoà tan nên $2n_{OH^-} \le n_{Zn^{2+}} \\ \to 2.0,22x \le 0,2 \\ \to x \le 0,45$
Nếu x thoả mãn thì lấy, không thì loại.

(*) Trường hợp 2: Ở thí nghiệm 1 Zn(OH)2 đã bị hoà tan.
- Thí nghiệm 1:
Zn(2+) + 2OH- ---> Zn(OH)2
0,2------->0,4-------->0,2mol
2OH- + Zn(OH)2 ---> ZnO2(2-) + 2H2O
0,22x-0,4------------>0,11x-0,2 mol
=> n1=0,2-(0,11x-0,2)=0,4-0,11x
- Thí nghiệm 2: Tương tự như thí nghiệm 2 ở trường hợp trên, có n2=0,4-0,14x
Theo đề: $\frac{0,4-0,14x}{0,4-0,11x}=\frac{2}{3}$
Giải ra x, sau đó lập luận như sau:
- Vì ở thí nghiệm 1, Zn(NO3)2 bị hoà tan nên $2n_{OH^-} \ge n_{Zn^{2+}} \\ \to 2.0,22x \ge 0,2 \\ \to x \ge 0,45$
x thoả mãn thì lấy, không thì loại.
Nung m gam bột gồm Al và FexOy trong đk k có k khí cho đến khi p ứng hoàn toàn đc hh X. Trộn đều X, chia X thành 2 phần
Phần 1: (m1=14,49 gam) hoà tan hết trong HNO3 dư được 0,165 lít NO
Phần 2: Tác dụng hết với NaOH thấy giải phóng 0,015 mol H2vaf còn lại 2,52 gam chất rắn. Công thức oxit sắt và m?
- Phần 2: Vì X t/d với dd NaOH tạo ra H2 nên trong X có Al (dư) => X gồm Fe, Al2O3 và Al (dư).
Vậy 2,52g chất rắn là Fe => nFe=0,045
Có: [TEX]n_{Al}=\frac{2}{3}n_{H_2}=0,01[/TEX]

- Phần 1: Gọi $n_{Al}=a, n_{Fe}=b, n_{Al_2O_3}=c$ => 27a+56b+102c=14,49 (1).
Al ---> Al(+3) + 3e
a-------------->3a mol
Fe ---> Fe(+3) + 3e
b---------------->3b mol
3e + N(+5) ---> N(+2)
Bảo toàn e: 3a+3b=3nNO (2).
Kết hợp với phần 1, có:
[TEX]\frac{a}{b}=\frac{0,01}{0,045}[/TEX](3)
Giải hệ PT gồm (1), (2), (3).
- Cách tìm CT oxit sắt: Bạn lấy tỉ lệ $\frac{x}{y}=\frac{n_{Fe}}{n_{O}}$. Bảo toàn nguyên tố nên $n_O=3n_{Al_2O_3}$.
- Cách tính m: Để tính m phải tính được khối lượng phần 2, sau đó ta đem cộng với khối lượng phần 1. Để tính khối lượng phần 2 bạn chỉ cần lập tỉ lệ sau:
Trong 14,49g hh X có b mol Fe
Trong m2 g hh X có 0,045mol Fe...

Good luck! (:)
 
Top Bottom