[hoá 12] mấy bài oxit sắt?????

C

camdorac_likom

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người xem giúp mình bài này:
1/ Nung 18,6g hỗn hợp A gồm FeCO3 và FexOy trong không khí( phản ứng hoàn toàn) tạo ra CO2 và 16gCR (oxit duy nhất của Fe)
Cho CO2 hấp thụ hết vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0.15 M thu được 7.88 g kết tủa
Xác định công thức của oxit sắt


2/ Hoà tan hoàn toàn a (g) 1 g oxit sắt bằng axit H2SO4 đ, n thấy SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác sau khi khử hoàn toàn a(g) oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao. Rồi đem hoà tan=H2SO4 đ, n thì thu dc SO2 nhiều gấp 9 lần lượng SO2 ở TN trên.
XĐ oxit sắt

Bài 1 làm mãi ko ra, chia trường hợp đầy đủ roài mà vẫn ko ra:((
Bài 2 lại FexOy, ớn bài 1 nên cũng ngán luôn bài 2.Bài 2 thì làm cách nào nhanh nhỉ???
 
L

long15

Mọi người xem giúp mình bài này:
1/ Nung 18,6g hỗn hợp A gồm FeCO3 và FexOy trong không khí( phản ứng hoàn toàn) tạo ra CO2 và 16gCR (oxit duy nhất của Fe)
Cho CO2 hấp thụ hết vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0.15 M thu được 7.88 g kết tủa
Xác định công thức của oxit sắt
nFe2O3=0,1 mol
--->tổng nFe=0,2 mol

TH1: nCO2=0,04 mol
-----> nFeCO3=0,04 mol
nên số mol Fe trong chất trên là 0,04 mol
---->[TEX]mFe_xO_y[/TEX]=13,96 g
nên ta có : [TEX]13,96=(0,2-0,04)*56 + \frac{(0,2-0,04)*16*y}{x}[/TEX]
cái này loại do ra tỉ lệ của x và y không có đáp án

TH2: nCO2=0,08 mol
-----> nFeCO3=0,08 mol
nên số mol Fe trong chất trên là 0,08 mol
---->[TEX]mFe_xO_y[/TEX]=13,96 g
nên ta có : [TEX]13,28=(0,2-0,08)*56 + \frac{(0,2-0,08)*16*y}{x}[/TEX]
->[TEX]\frac{y}{x}=\frac{4}{3}[/TEX]
vậy đáp án là Fe3O4
 
Z

zero_flyer

2/ Hoà tan hoàn toàn a (g) 1 g oxit sắt bằng axit H2SO4 đ, n thấy SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác sau khi khử hoàn toàn a(g) oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao. Rồi đem hoà tan=H2SO4 đ, n thì thu dc SO2 nhiều gấp 9 lần lượng SO2 ở TN trên.
XĐ oxit sắt
đề bài 2 có bị nhầm hok đó, tớ dám cá là TH1 lớn gấp 9 lần TH2, và kq là Fe3O4
 
L

long15

2/ Hoà tan hoàn toàn a (g) 1 g oxit sắt bằng axit H2SO4 đ, n thấy SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác sau khi khử hoàn toàn a(g) oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao. Rồi đem hoà tan=H2SO4 đ, n thì thu dc SO2 nhiều gấp 9 lần lượng SO2 ở TN trên.
XĐ oxit sắt
thì là Fe3O4 mà zero

mình trình bày cách nhanh nhất của tớ xem có cái nào nhanh hơn không

gọi x là số OXH của Fe trong oxit
do có khí nên mà thể tích sau > thể tích trước nên loại Fe2O3 và Fe
mà thể tích gấp 9 lần nên số mol cũng thế
ta có
9*(3-x) = 3
-->x=8/3
cái này thì chỉ có Fe3O4 thôi

mình nghĩ rồi còn cách khác nhanh hơn cách này nhiều mà vẫn biết đáp án là nhìn bài bạn bên cạnh ta có hi hi ! đầu xuân nói đùa 1 tí
 
T

thoaihcmc

thì là Fe3O4 mà zero

mình trình bày cách nhanh nhất của tớ xem có cái nào nhanh hơn không

gọi x là số OXH của Fe trong oxit
do có khí nên mà thể tích sau > thể tích trước nên loại Fe2O3 và Fe
mà thể tích gấp 9 lần nên số mol cũng thế
ta có
9*(3-x) = 3
-->x=8/3
cái này thì chỉ có Fe3O4 thôi

mình nghĩ rồi còn cách khác nhanh hơn cách này nhiều mà vẫn biết đáp án là nhìn bài bạn bên cạnh ta có hi hi ! đầu xuân nói đùa 1 tí

khó hiểu quá bạn giải thích kỹ hơn dùm mình dc ko??
 
L

long15

thế này nha
ta gọi số OXH của Fe trong oxit Fe đó là x
thì Fe đó nhường (3-x) e
và S thì nhận 2 e để ra khí SO2
số mol nhường = số mol nhận nên ta có số mol SO2=(3-x)/2

còn sau khi khử Fe oxit bằng CO thì nó lại đi từ số oxi hóa 0 lên 3 nên nó nhường 3e
nên trong TH này nó sẽ tạo ra số mol SO2 là 3/2
mà ta lại có thể tích SO2 sau gấp 9 lần thể tích SO2 trước và tỉ lệ về thể tích đúng với tỉ lệ về số mol nên ta có
9(3-x)/2 =3/2
hay 9(3-x)=3
giải ra ta được x=8/3
số OXH của Fe mà 8/3 thì đó là Fe3O4 rồi
 
Top Bottom