[hoá 12] Kim loại

I

inujasa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam hỗn hợp X gồm MgO, FeO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 520 ml dd HCl 1M. Mặt khác, khi lấy 0,27 mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ không có không khí rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 4,86 gam nước. Xác định m?
A.16,56 B.20,88 C.25,06 D.16,02
Câu 2: A là hh gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dd KOH dư vào dd chứa 65,5 gam muối A. Lọc kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu đc bao nhiêu gam oxit?
A.27 B.34 C.25 D.31
 
A

ahcanh95

Bài 1: gọi mol MgO, FeO , Fe2O3 là x , y , z

=> 40x + 72 y + 160z = 13,92 và x + y + 3x = 0,26

trong 0,27 mol => mol MgO , FeO và Fe2O3 = ax , ay , az . mol H2O = 0,27

=> ( ax + ay + az ) / ( ay + 3az ) = 1 => x = 2x

từ đó ta lập dc 1 hệ 3 pt => x = 0,08 . y = 0,06 . z = 0,04 => a = 1,5.

=> trong 0,27 mol ban đầu => mol MgO = 0,12 . mol FeO = 0,09 . mol Fe2O3 = 0,06

=> m = 16,56 gam => A
 
K

kienthuc.

Câu 2: A là hh gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dd KOH dư vào dd chứa 65,5 gam muối A. Lọc kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu đc bao nhiêu gam oxit?
A.27 B.34 C.25 D.31
Theo đề bài [TEX]%mN[/TEX]=16,03% =>[TEX]mN[/TEX]=10,5g =>[TEX]nN[/TEX]=0,75mol.
Ta thấy rằng [TEX]nN=nNO_3^-[/TEX]=0,75.
Khi cho A pứ với [TEX]KOH[/TEX] thực chất là bài toán thay áo [TEX]NO_3^-[/TEX] mặc áo [TEX]O^{2-}[/TEX] và để đảm bảo điện tích được bảo toàn thì [TEX]nNO_3^-=2nO^{2-}[/TEX] => [TEX]nO^{2-}[/TEX]=0,375mol
Vậy, [TEX]mOxit[/TEX] = [TEX]mA-mNO_3^-+mO^{2-}[/TEX]=[TEX]65,5-0,75.62+0,375.16=25g[/TEX].
Vậy, C đúng với cách trình bày của mình!
Rất mong các bạn góp ý.
 
I

inujasa

Theo đề bài [TEX]%mN[/TEX]=16,03% =>[TEX]mN[/TEX]=10,5g =>[TEX]nN[/TEX]=0,75mol.
Ta thấy rằng [TEX]nN=nNO_3^-[/TEX]=0,75.
Khi cho A pứ với [TEX]KOH[/TEX] thực chất là bài toán thay áo [TEX]NO_3^-[/TEX] mặc áo [TEX]O^{2-}[/TEX] và để đảm bảo điện tích được bảo toàn thì [TEX]nNO_3^-=2nO^{2-}[/TEX] => [TEX]nO^{2-}[/TEX]=0,375mol
Vậy, [TEX]mOxit[/TEX] = [TEX]mA-mNO_3^-+mO^{2-}[/TEX]=[TEX]65,5-0,75.62+0,375.16=25g[/TEX].
Vậy, C đúng với cách trình bày của mình!
Rất mong các bạn góp ý.
Nhưng ở đây đối với Fe(NO3)2 chuyển thành Fe2O3 thì đâu còn bảo toàn điện tích nữa :confused::confused:

Bài 2 thắc mắc mỗi chỗ này :(:(
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom