[hóa 12]Kim loại trong thi thử

P

pntnt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dưới đây là mấy câu còn vướng mắc trong đề thi thử vừa qa của trg t, Bạn nào giúp đc t thank nhiều !!

1, hỗn hợp A gồm 0,56g Fe và 16g Fe2O3. Trộn A với a mol bột nhôm rồi nung ở điều kiện nhiệt độ cao, không có không khí, thu được hỗn hợp B. Nếu cho B tan trong H2SO4 loãng dư thì thu được V lít khí. Nhưng nếu cho B tan trong NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí(các khí cùng điều kiện) Tìm khoảng biến thiên của khối lượng nhôm m(g) (pứg nhiệt nhôm chỉ tạo Fe)

a, 0,06<m<=6,66
b, 0,08<m<=6,4
c, 0,07<m<=6,5
d, 0,05<m<=6,8

2, Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t(giờ) thu đc dung dịch X (H=100%). Cho 16,8g bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO(spkdn) và sau các pứng hoàn toàn thu đc 22,7g chất rắn. Giá trị t ?
a, 2
b, 1
c, 0,5
d, 0,25

3, Cho hỗn hợp A gồm 3 KL X,Y,Z có hóa trị lần lượt I, II ,III và tỉ lệ mol 1:2:3 trong đó số mol X là x. Hòa tan hoàn toàn A bằng dd có chứa y(g) HNO3 (lấy dư 25%). Sau pứng thu V lít khí NO2 và NO (ko có spk khác). Biểu thức tính y theo x và V ?

a, [TEX]y=1,25.(10x+\frac{V}{22,4}).63[/TEX]
b, [TEX]y=1,25.(9x+\frac{V}{22,4}).63[/TEX]
c, [TEX]y=1,5.(9x+\frac{V}{22,4}).63[/TEX]
d, [TEX]y=1,5.(10x+\frac{V}{22,4}).63[/TEX]

4, Hỗn hợp X gồm FeCO3, FeO, MgCO3, MgO trong đó số mol muối cacbonat bằng số mol Oxit KL tương ứng. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thu đc dd Y, trong đó nồng độ FeSO4 là 5,775%. Nồng độ của MgSO4 trong dd Y là:

a, 7,689%
b, 8,416%
c, 6,389%
d, 9,246%

5, Để a(g) Fe ở lâu ngoài không khí, sau 1 thời gian thu được hỗn hợp M chứa Fe,FeO, Fe2O3,Fe3O4 có khối lượng là b (g). CHo M td với HNO3, sau pứng thu đc V lít (đktc) hỗn hợp khí NO2,NO,N2 có tỉ lệ 3:2:1. Biểu thức quan hệ giữa a với các đại lượng còn lại:

a,[TEX]a=\frac{7b}{10}+\frac{28V}{22,4}[/TEX]
b,[TEX]a=\frac{8b}{10}+\frac{28V}{22,4}[/TEX]
c,[TEX]a=\frac{7b}{10}+\frac{27V}{22,4}[/TEX]
d,[TEX]a=\frac{7b}{10}+\frac{26V}{22,4}[/TEX]

6, Một mẩu KL M để tan hết trong dd HCl ở 20 độC cần 1620 giây. Cũng mẩu KL này tan hết trong d d axit trên ở 40 độC mất 180 giây. TÍnh thời gian cần thiết để hoàn tan hoàn toàn mẫu KL đó trong dd nói trên ở 55 độC:

a, 34,64s
b, 39,42s
c, 25,14s
d, 42,12s
 
H

hocmai.toanhoc

Chào em!
Hocmai hướng dẫn em bài 5 nhé!
Dạng này em dùng định luật bảo toàn e.
[TEX]Fe--> Fe^{3+}+3e[/TEX]
[TEX]\frac{a}{56}-------\frac{3a}{56}[/TEX]
[TEX]O_2+4e--> 2O^{2-}[/TEX]
[TEX]\frac{b-a}{32}--\frac{b-a}{8}[/TEX]
[TEX]N^{+5}+e--> N^{+4}(NO_2)[/TEX]
[TEX]N^{+5}+3e-->N^{+2}(NO)[/TEX]
[TEX]2N^{+5}+10e--> N^0(N_2)[/TEX]
Từ đó em giải ra nhé!
 
S

spring_bud1935

Câu 4 :

Fe2+ a
Mg2+ b
CO32- c
O2- c

n CO3 2- = n O2- = c

Fe2+ + SO42- --> FeSO4
a-----------a
Mg2+ + SO42- --> MgSO4
b-----------b

2a+2b=2c+2c=4c

SO42- ---> H2SO4
a+b-----------a+b

%H2SO4= 98 ( a+b) / mdd = 9.8/100 ( mdd = 1000(a+b) )

2H+ + CO32- ---> CO2 + H2O
2c---------c-----------c


mdd= 1000 (a+b) -44c + 56a +24b + 60c + 16c= 1072a + 1040b

% Fe2SO4 = 152a/1072+1040b= 5.775/100 Giải ra có b=1.5a

% MgSO4 = 120b/1072a + 1040b= ..... Đáp số: 6.839%
 
D

duynhan1

1, hỗn hợp A gồm 0,56g Fe và 16g Fe2O3. Trộn A với a mol bột nhôm rồi nung ở điều kiện nhiệt độ cao, không có không khí, thu được hỗn hợp B. Nếu cho B tan trong H2SO4 loãng dư thì thu được V lít khí. Nhưng nếu cho B tan trong NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí(các khí cùng điều kiện) Tìm khoảng biến thiên của khối lượng nhôm m(g) (pứg nhiệt nhôm chỉ tạo Fe)

a, 0,06<m<=6,66
b, 0,08<m<=6,4
c, 0,07<m<=6,5
d, 0,05<m<=6,8
Min max thì cứ cho H=0% và H=100% thôi :-s
Trường hợp 1: H = 0% thi ta có:
[TEX] 0,01 + n_{Al} . \frac32 = 4 n_{Al}. \frac32 \\ \Leftrightarrow m_{Al} = 0,06[/TEX]
Trường hợp 2: H = 100%
[TEX]( 0,01 + 0,2) + n_{Al du}. \frac32 = 4 n_{Al du} . \frac32 \\ \Leftrightarrow n_{Al} = n_{Al du } + 0,2= ... \Rightarrow m_{Al} = 6,66[/TEX]
Vậy đáp án A.
 
L

li94


2, Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t(giờ) thu đc dung dịch X (H=100%). Cho 16,8g bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO(spkdn) và sau các pứng hoàn toàn thu đc 22,7g chất rắn. Giá trị t ?
a, 2
b, 1
c, 0,5
d, 0,25


nhận thấy Ag+ dư

xảy ra các pư [tex]Fe + HNO_3 \ \ ; \ \ Fe + Fe^{3+} \ \ \ ; \ \ \ Fe + Ag^+[/tex]

từ đó ta có

[TEX]22,7 = 16,8 - 56[ \frac{x}4+ \frac{(0,2-x)}2 + \frac{x}8] + 108(0,2-x) \to = 0,1 [/TEX]

[tex]t = 1[/tex]
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

2, Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t(giờ) thu đc dung dịch X (H=100%). Cho 16,8g bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO(spkdn) và sau các pứng hoàn toàn thu đc 22,7g chất rắn. Giá trị t ?
a, 2
b, 1
c, 0,5
d, 0,25
Cái chỗ sản phẩm khử duy nhất có vấn đề, chắc chắn phải có Ag thì m rắn mới tăng, thế Ag không phải là sản phẩm khử duy nhất á. ^^
Dễ thấy Ag chỉ đưa Fe lên Fe+2
Dung dịch X có: [TEX]x(mol) H+,\ 0,2 - x(mol) \ Ag+[/TEX].
Vậy thì ta có:
[TEX](0,2-x).(108 - \frac{56}{2}) - \frac{x}{4} . \frac32 . 56 = 22,7-16,8 \\ x =0,1 \\ \Rightarrow ne= 0,1 \Rightarrow t = 1(h) [/TEX]

3. Trước tiên ta có:
[TEX]\left{ n_{NO_2} + n_{NO} = \frac{V}{22,4} \\ 2 n_{NO_2} + 4 n_{NO} = \frac{y}{1,25. 63} \right. [/TEX]
Bảo toàn e:
[TEX]x+4 x + 9x = n_{NO_2} + 3 n_{NO} = \frac{y}{1,25.63} - \frac{V}{22,4}[/TEX]
Hic nhầm ở đâu ta :-s

[TEX]\frac{V_1}{V_2} = \alpha^{40-20} = 9 \Rightarrow \alpha^5 = \sqrt{3} [/TEX]
[TEX]\frac{V_3}{V_1} = \alpha^{55-20} = \sqrt{3}^7 \Rightarrow t_3 = 34,64 s [/TEX]
 
Top Bottom