[Hoá 12] Hiệu ứng cấu trúc

S

socviolet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho em hỏi 2 câu lý thuyết ạ:
Câu 1: Tại sao N,N-đimetylanilin có tính bazơ yếu hơn 2,4,6-trinitro-N,N-đimetylanilin mặc dù amin sau có chứa nhóm hút electron mạnh trong nhân? (em nghĩ là do hiệu ứng không gian của 2 nhóm [TEX]CH_3 & NO_2[/TEX] trong [TEX]C_6H_2N(CH_3)_2(NO_2)_3[/TEX] đã làm trục liên kết pi và trục electron p của nguyên tử N trở nên không song song, cản trở hiệu ứng liên hợp nên tính bazơ tăng, không biết có đúng không ạ? >_<)
Câu 2: Chất nào có nhiệt hiđro hoá lớn hơn:
a) pentađien-1,4 và pentađien-1,3
b) cis- và trans-4,4-đimetylpenten-2
~~> Mong anh/chị chỉ giáo ạ. Anh/chị cứ giải thích theo cách của lớp 12 hay cách của đại học... kiểu gì cũng được.
 
A

acidnitric_hno3

Câu 2: Chất nào có nhiệt hiđro hoá lớn hơn:
a) pentađien-1,4 và pentađien-1,3
b) cis- và trans-4,4-đimetylpenten-2
~~> Mong anh/chị chỉ giáo ạ. Anh/chị cứ giải thích theo cách của lớp 12 hay cách của đại học... kiểu gì cũng được.
Cai này chỉ ôn thi hsg mới học thôi:( Chính chị cũng chưa học...đọc qua thôi à:D
Trước hết cần hiểu
Nhiệt Hidro hóa được định nghĩa là nhiệt phản ứng của nó ( denta H) trong phản ứng với H2 để tạo ankan
a, Chất có nhiệt Hidro hóa cao hơn là pentađien-1,4 ( cái này giải thích = nhóm thế, nhóm thế càng lớn nhiệt hidro Hóa càng thấp , coi LK đôi đầu mạch làm gốc so sánh 2 nhóm thế kia)
b, Chất có nhiệt hidro hóa cao hơn là trans...vì trans bền hơn cis khoảng 1 Kcal/mol vì các nhóm thế ở cấu hình cis đẩy nhau ( tạo sức căng tương tác --> kém bền hơn trans)
Chẳng biết đúng không:D
 
S

socviolet


Cai này chỉ ôn thi hsg mới học thôi:( Chính chị cũng chưa học...đọc qua thôi à:D
Trước hết cần hiểu

a, Chất có nhiệt Hidro hóa cao hơn là pentađien-1,4 ( cái này giải thích = nhóm thế, nhóm thế càng lớn nhiệt hidro Hóa càng thấp , coi LK đôi đầu mạch làm gốc so sánh 2 nhóm thế kia)
b, Chất có nhiệt hidro hóa cao hơn là trans...vì trans bền hơn cis khoảng 1 Kcal/mol vì các nhóm thế ở cấu hình cis đẩy nhau ( tạo sức căng tương tác --> kém bền hơn trans)
Chẳng biết đúng không:D
Chị ơi, theo em biết thì chất nào ít bền hơn sẽ có nhiệt hidro hoá lớn hơn vì khi ấy nội năng thoát ra nhiều hơn. Nhưng em nghĩ ý a chị đúng vì hồi trước em từng nghe bảo đien liên hợp bền hơn.
 
A

acidnitric_hno3

Chính xác là ankadien liên hợp bền hơn các anken và ankadien khác,
Câu a, giải thích = độ bền đi em...
Nói chung độ bền cao hơn thì nhiệt H hóa cáo hơn :)
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Câu 1: Tại sao N,N-đimetylanilin có tính bazơ yếu hơn 2,4,6-trinitro-N,N-đimetylanilin mặc dù amin sau có chứa nhóm hút electron mạnh trong nhân?
Chưa bao giờ biết đến cái này
mò lêm bác gúc gồ tìm được nhưng đọc cũng không hiểu lắm ,phải chăng là mình không có yêu hoá học :D
thể giải thích ngắn gọn như thế này:
- Baz là hợp chất có khả năng cho e( theo thuyết lewis)
- Tính baz thể hiện ở khả năng cho cặp e tự do duy nhất trên N
- Ở chất thứ nhất có hiệu ứng cộng hưởng( liên hợp) giữa cặp e tự do trên N với các liên kết pi trong vòng--> khó cho e --> tính baz yếu
- Chất thứ 2: do nhóm N-dimetyl cồng kềnh nên va chạm các nhóm NO2 ở vị trí số 2 và số 6 -->nhóm N-dimetyl sẽ bị quay 90 độ so với mặt phẳng vòng benzen --> không tạo được sự liên hợp --> cặp e linh động --> dễ cho --> tính baz mạnh
và cái này nữa
Đơn giản là nó bị hiệu ứng lập thể. N,N-Dimetylanilin do có 3 nhóm xung quanh nguyên tử N làm cho AO p chứa cặp điện tử khó tạo lk phối trí với proton.
Điều này cũng giải thích được là hầu hết trong các pư thế lần 2 của hợp chất benzen (đã chứa sẵn 1 nhóm thế tăng họat o-,p-) thì nhóm đến sau ưu tiên vào vị trí para hơn (nhóm càng lớn quy tắc trên càng đúng)
Cũng lưu ý 1 điều là tính thân hạch (nucleophin) và tính baz đôi khi ngược nhau.
Hi vọng cái đó giúp được bạn
Chúc bạn học tốt :)
 
Top Bottom