[Hoá 12]Giải giúp mình mấy bài hoá này với!!!

C

cuoilennao58

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu(biết có khí NO bay ra)?
2, Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol Fe và 0,03 mol Al vào 100 ml dd Cu(NO3)2. Lắc kỹ để Cu(NO3)2 phản ứng hết thu được chất rắn Y có khối lượng 9,76 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch Cu(NO3)2 là bao nhiêu?
3, Điện phân dd hỗn hợp CuSO4 và KCl. Khi thấy ở cả hai điện cực trơ đều có bọt khí thì ngắt dòng điện. Kết quả ở anot có 448ml khí(đktc) thoát ra, còn dung dịch sau điện phân có thể hoà tan tối đa 0,8 gam MgO. Khối lượng dd sau điện phân giảm đi bao nhiêu gam?( cho rằng H2O bay hơi không đáng kể)
4, Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam FexOy, dẫn toàn bộ khí sinh ra qua 1 lít dd Ba(OH)2 0,1M thu được 0,05 mol kết tủa. Mặt khác hoà tan m gam FexOy bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25 gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
5,Đốt cháy hoàn toàn 33,4 gam hỗn hợp X gồm Al,Fe,Cu ngoài không khí thu được 41,4 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 20%(d=1,14 g/ml).Thể tích tối thiểu của dd H2SO4 20% để hoà tan hết hỗn hợp Y là bao nhiêu?

Mình đang cần gấp lắm, mọi người giải giúp nhá:p thank mọi người nhiều :D
 
C

chiryka

5,
số mol Oxi phân tử trong hỗn hợp Y: (41,4 - 33,4) : 16 = 0,5 mol
=> số mol H2SO4 cần để phản ứng hết với Y là 0,5 mol( lí luận theo nguyên tắc bảo toàn e)
thể tích axit cần dùng : ( 98 x 0,5 : 0,2) : 1,14 =215 ml
4, dễ dàng tính đựơc: mol CO2 phản ứng với kiềm là 0,15 mol ( để ý kiềm dư => tạo muối Ba(HCO3)2 =>làm giảm lượng kết tủa )
=>số mol Oxi phân tử bị khử bởi CO là 0,15 mol ( *)
áp dụng định luật bảo toàn e => số mol HCl tác dụng với oxit là 0,3 mol
=> khối lượng Fe trong Oxit = khối lượng Fe trong muối =16,25 - 0,3 x 35,5= 5,6g =0,1 mol( **)
từ ( *) và ( **) => oxit là Fe2O3, giá trị m là : 0,1x 56 +0,15 x 16 = 8(g )
mệt quá....tạm nghỉ .......tối mình thử giải tiếp cho....à....bài 1 chào thua, mình ko làm được :D
 
A

a_little_demon

Mấy Bài bạn cho dài wá! Dạng này có thể cho thi đại học đấy?
bài 1: bài này tính lằng nhằn nhỉ!
n FeCO3=0.05 mol
=>Fe{3+}=0.05 =>NO3{-}=0.15
Ta có 2Fe{3+}+Cu =>n Cu=0.05/2=0.025
Mà Ta lại có 3Cu+ 8H{+} +2NO3{-} => n Cu =0.15*3/2=0.225
=> mCu = (0.025+0.225)*64=16(g)
Bài 2 đề không rõ ràng Y chứa mấy kim loại?
Bài 3 dài quá! nó không khó tôi nghĩ bạn có thể giải được mà!!!!
Bạn có thể tham khảo ở cuốn đề tuyển sinh của bộ để xem nó rơi vào trường hợp nào!
Đối với bài này CuSO4 > KCl rồi .....
Cách 1: viết pt làm từ từ (chắc chắn đúng)
cách 2: Sử dụng bào toàn e-(áp dụng cho trắc nghiệm)
Chú ý : khí sinh ra gồm Cl2 và O2 !!!!!!!!
===========================================================================
Hy vọng bạn làm được!
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

1, cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch H2SO4 loãng dư vào X thì dung dịch thu được hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu(biết có khí NO bay ra)?
vái trời đừng sai, chả tự tin chút nào
[tex]n_{FeCO_3}=n_{Fe(NO_3)_3}=0,05[/tex]
ta có
[tex]3Cu+8H^+ + 2NO_3^- => 2NO + 3Cu^{2+} + 4H_2O [/tex]
0,225-------------0,15
[tex]2Fe^{3+}+Cu => 2Fe^{2+}+Cu^{2+}[/tex]
0,05-------0,025
[tex]m_{Cu}=16g[/tex]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom