[Hóa 12] Đề thi thử đại học 2011

G

girlbuon10594

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Đốt hoàn toàn V lít (ở 0oC; 2 atm) hỗn hợp X gồm C2H4 và C3H8 thu được 15,68 lít khí CO2 (ở đktc) và 14,40 gam H2O. Giá trị V là

A. 6,72 B. 3,36 C. 4,48 D. 1,68

Câu 2: Công thức phân tử nào sau đây có số đồng phân là nhiều nhất ?

A. C4H9Cl B. C4H10O C. C6H14 D. C4H8(OH)2

Câu 3: Ngâm rượu thuốc, rượu rắn, tắc kè thuộc phương pháp

A. lọc B. chiết C. chưng cất D. kết tinh

Câu 4: Số đồng phân thuộc no, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8O là

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 5: Điện phân 500 ml dung dịch NaCl 0,40M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện một chiều không đổi là 9,65A; trong thời gian 16 phút 40 giây. Dung dịch sau điện phân hoà tan được tối đa bao nhiêu gam bột nhôm ?

A. 1,35 B. 10,80 C. 5,40 D. 2,70

Câu 6: Hợp chất có công thức phân tử C7H8O (thuộc dẫn xuất của benzen) tác dụng được với Na. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thoả mãn ?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 7: Một hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và một hiđrocacbon M. Cho m gam hỗn hợp X lội từ từ qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 5,40 gam. Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 11,20 lít CO2 (ở đktc) và 9 gam H2O. Thành phần % khối lượng của M có trong hỗn hợp X là

A. 22,86% B. 22,88% C. 22,85% D. 22,87%

Câu 8: Cho các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11(saccarozơ), HCOONa, NaCl, NH4NO3. Tổng số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh là

A. 7 và 6 B. 8 và 6 C. 8 và 5 D. 7 và 5

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,20 gam H2O. Tính chất nào sau đây của ancol X là không đúng ?

A. X tan vô hạn trong nước.

B. Hơi X có thể gây mù mắt.

C. X tách nước không tạo ra được olefin

D. X có thể điều chế được từ CH4 qua ít nhất là 2 phản ứng

Câu 10: Hiện tượng khi nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, ta thấy

A. có kết tủa trắng lớn dần, sau đó tan dần đến không đổi

B. có kết tủa keo trắng lớn dần, sau đó tan dần đến hết

C. có kết tủa trắng lớn dần, sau đó tan dần đến hết

D. có kết tủa trắng keo lớn đến dần không đổi

Câu 11: Có các chất đựng trong các lọ bị mất nhãn là: ancol eltylic, anilin, phenol, etylenglycol và mantozơ. Dùng những thuốc thử nào sau đây mà không nhận biết được hết ?

A. CuCl2, dung dịch NaOH B. CuCl2, dung dịch HCl

C. Cu(OH)2, dd HCl, nhiệt độ D. Cu(OH)2, dd HNO3, nhiệt độ

Câu 12: Cho các chất: Al, Fe3O4, dd NaOH, dd NH4Cl, dd NaNO2, dd H2SO4 20%, dd Na2SO3, KMnO4, HCl. Khi cho lần lượt hai chất ở trên tác dụng với nhau thì thu được bao nhiêu khí khác nhau (được đun nóng nếu cần) ?

A. 4 B. 5. C. 6 D. 7

Câu 13: Thả nhẹ 6,85 gam Ba (được cắt nhỏ) vào 20 gam dung dịch H2SO4 9,80%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Nồng độ chất tan có trong dung dịch X là

A. 23,22% B. 23,12% C. 22,16% D. 31,96%

Câu 14: Để điều chế được 46,667 tấn gang (có chứa 96% Fe) thì cần bao nhiêu tấn FeS2 ? (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%).

A. 150,000 B. 150,100 C. 120,000 D. 120,010

Câu 15: Kim loại nào sau đây không thể điều chế được từ điện phân dung dịch muối hoặc phương pháp thuỷ luyện ?

A. Mg B. Cu C. Ni D. Fe

Câu 16: Với công thức phân tử C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thuộc hợp chất lưỡng tính ?

A. 2 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 17: Trung hoà 1,54 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và phenol cần dùng 20 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được thể tích khí CO2 (ở 0oC; 2 atm) là

A. 448 ml B. 1,792 lít C. 3,584 lít D. 896 ml

Câu 18: Cho 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) lội vào 200 ml dung dịch NaOH 1,50M, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch X thu được V lít khí CO2 (ở 0oC; 0,50atm). Giá trị của V là

A. 3,36 B. 1,12 C. 4,48 D. 2,24

Câu 19: Để trung hoà hết 50 gam dung dịch 14,8% của một axit đơn chức X cần cho vào 100 ml dung dịch NaOH 1,20M (dư 20% so với phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được a gam chất rắn khan. Tên gọi của X và giá trị của a là

A. axit propanoic và 9,60 B. axit propionic và 10,40

C. axit axetic và 10,40 D. axit axetic và 9,60

Câu 20: Hỗn hợp X có m gam gồm Al, MgO và CaCO3. Cho X vào nước vôi trong dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 18 gam chất rắn và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác hoà tan X trong dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít khí Y (ở đktc). Phần trăm khối lượng của MgO có trong hỗn hợp X là

A. 38,64% B. 38,65% C. 13,50% D. 13,05%

Câu 21: Cho 13,60 hỗn hợp bột X gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn gồm hai kim loại, cho hai kim loại này trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Vậy phần trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp X là

A. 41,18% B. 17,65% C. 82,35% D. 58,82%

Câu 22: Nên dùng chất nào sau đây để làm khô khí SO2 (có lẫn hơi nước) ?

A. H2SO4(đặc); CaO B. H2SO4(đặc); NaHCO3(khan)

C. P2O5; CuSO4(khan) D. P2O5; NaOH (khan)

Câu 23: Một hợp chất X có một số tính chất như: dung dịch X làm xanh giấy quỳ tím, hơ trên ngọn lửa đèn cồn có màu vàng, tác dụng được với khí cacbonic, tác dụng được với dung dịch AlCl3 thấy có bọt khí. Hợp chất X có khối lượng phân tử là

A. 106u B. 138u. C. 84u D. 40u

Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố X có 11 electron p. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 16 B. 9 C. 17 D. 18

Câu 25: Điều nào sau đây là hoàn toàn không đúng ?

A. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm hơn xà phòng là dùng được với nước cứng

B. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, teflon, ...

C. Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất hữu cơ ngày nay dựa chủ yếu vào dầu mỏ

D. Chỉ số axit là số mg KOH cần để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất chất béo

Câu 26: Để xà phòng hoá hoàn toàn 1,11 gam hỗn hợp hai este đồng phân X và Y cần dùng 30 ml dung dịch NaOH 0,50M. Mặt khác khi đốt cháy hỗn hợp hai este đó thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau (ở cùng điều kiện to, P). Một trong hai este đó có công thức cấu tạo là

A. HCOOC2H3 B. HCOOC3H5 C. HCOOC2H5 D. CH3COOC2H5

Câu 27: Để điều chế được cao su buna từ mùn cưa, người ta thực hiện theo 4 quá trình chuyển hoá có hiệu suất tương ứng là 60%; 80%; 35; 80%. Vậy khối lượng mùn cưa (có 60% xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn cao su buna là

A. 22,321 tấn B. 29,762 tấn C. 34,800 tấn D. 37,202 tấn

Câu 28: Cặp chất X và Y nào sau đây thoả mãn là X không phân cực và Y có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. SO2 và C2H5OH B. CO2 và C2H5OH C. SO2 và H2O D. CO2 và H2O

Câu 29: Cho các hợp chất: anilin, isopropylamin, N-metyletanamin, phenylamoni clorua và các chất được ký hiệu Ala, Val, Glu. Tổng số chất làm quỳ tím ẩm đổi màu là

A. 4. B. 3. C. 5 D. 6

Câu 30: Đốt cháy 0,10 mol một amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). Hoà tan X ở trên vào 100 ml H2O được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch Y là

A. 5,57% B. 5,90% C. 5,91% D. 5,75%

Câu 31: Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg. Cho 13,40 gam hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 11,20 lít khí. Mặt khác cũng cho 13,40 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) thu được 24,64 lít một khí duy nhất. Thành phần % khối của Fe có trong hỗn hợp X là (các thể tích khí đều đo ở đktc)

A. 20,90% B. 41,79% C. 83,58% D. 62,69%

Câu 32: Chọn phát biểu đúng: Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit

A. được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành

B. được bắt đầu từ C liên kết với cầu O nối liền 2 gốc monosaccarit

C. được bắt đầu từ nhóm CH2OH

D. được ghi theo chiều kim đồng hồ

Câu 33: Để điều chế axit nitric trong công nghiệp từ H2, H2O, không khí thì cần ít nhất bao nhiêu phản ứng ?

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 34: Cho sơ đồ biến hoá

CH4 → X → Y → CH3COOH

Để thoả mãn với sơ đồ biến hoá trên thì Y là

A. C2H4 hoặc C2H5OH B. C2H5OH

C. CH3CHO D. CH3CHO hoặc CH2CHCl

Câu 35: Đốt 14 gam hỗn hợp X gồm Ag và Cu trong oxi dư thu được 14,80 gam hỗn hợp Y. Nếu hoà tan 14 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) ?

A. 1,12 B. 2,24 C. 6,72 D. 4,48

Câu 36: Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng trong mọi phản ứng thuận nghịch ?

A. Nồng độ B. Áp suất C. Xúc tác D. Nhiệt độ

Câu 37: Cho 15,20 gam hơi hai rượu C2H5OH và C3H7OH đi qua bột CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Nhỏ dung dịch [Ag(NH3)2]NO3 (hoặc dung dịch [Ag(NH3)2]OH) vào dung dịch X cho đến dư thấy có 64,80 gam kết tủa. Vậy phần trăm khối lượng của ancol etylic có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 60,52% hoặc 90,79% B. 60,53% hoặc 90,80%

C. 60,53% hoặc 90,79% D. 60,52% hoặc 90,80%

Câu 38: Có các lọ đựng các chất rắn khan: CuSO4, AlCl3, ZnCl2, CaCO3 (các chất đều rất loãng). Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết ra các lọ hoá chất trên ?

A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch NH3. D. Dung dịch H2SO4

Câu 39: Hoà tan hoàn toàn 2,40 gam FeS2 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Toàn bộ khí thu được cho lội vào dung dịch brom dư. Khối lượng brom (theo gam) tham gia phản ứng là

A. 8,80 B. 12,00 C. 17,60 D. 24,00
 
G

girlbuon10594

(tiếp)

Câu 40: Hỗn hợp X gồm Zn và một kim loại M. Cho 12,10 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và a gam chất rắn. Mặt khác cho 12,10 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, (dư) thu được 11,20 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính chất của kim loại M đó là

A. Tác dụng với clo, với dung dịch HCl cho ra hai muối khác nhau

B. Tan được trong dung dịch Ca(OH)2

C. Không tan được trong dung dịch H2SO4 1M

D. Không tan trong dung dịch HNO3 2M.

Câu 41: Cho 0,1 mol CH3COOH tác dụng với 0,15 mol C2H5OH thì thu được 0,05 mol etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hoá là

A. 66,67% B. 33,33% C. 100,00% D. 50,00%

Câu 42: Dung dịch axit HF 1,00M (dung dịch X) có độ điện li là 2,60%. pH của dung dịch X là

A. 1,58 B. 2,58 C. 1,59 D. 2,59

Câu 43: Trong quá trình pin điện hoá Ni – Ag hoạt động, ta nhận thấy

A. khối lượng của điện cực Ag giảm B. nồng độ ion Ni2+ trong dung dịch tăng

C. khối lượng của điện cực Ni tăng D. nồng độ ion Ag+ trong dung dịch tăng

Câu 44: Cho khí H2 (dư) đi qua 16 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn và 4,50 gam H2O. Giá trị m là

A. 12,00 B. 11,84 C. 10,60 D. 11,60

Câu 45: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,10M và AgNO3 0,20M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa hai ion kim loại và chất rắn có khối lượng là (m + 1,60)g. Giá trị m là

A. 0,28 B. 0,92 C. 2,8 D. 0,56

Câu 46: Có một số khí độc được thải ra từ các nhà máy và các động cơ, như: CO2, CO, NO2, H2S, SO2. Cho các khí này lội qua nước vôi trong (dư) thì có bao nhiêu khí được loại bỏ ?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 47: Cho sơ đồ sau: (X) → (Y) → (Z) → HCHO

Các chất X, Y, Z có thể là

A. CH3CHO, CH3COONa, CH4 B. CH3CHO, CH3COOH, CH4

C. HCHO, CH3OH, HCOOCH3 D. HCHO, CH3ONa, CH3OH

Câu 48: Thể tích (lít) của ancol C2H5OH 40o thu được khi cho lên men 10 tấn sắn chứa 60% tinh bột là (biết sự hao hụt trong toàn bộ quá trình là 20%, khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,80g/cm3)

A. 10648,15 B. 8518,52 C. 10648,14 D. 8518,51

Câu 49: Ancol X tác dụng với Na dư cho thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích hơi ancol X thu được chưa đến ba thể tích khí CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện to, P). Ancol X có tên gọi là

A. etylenglycol B. propanđiol C. ancol etylic D. ancol propylic

Câu 50: Với công thức cấu tạo CH3(C2H5)CHCOOH có tên gọi là

A. axit α-metylbutiric B. axit 2-etylpropanoic

C. axit α-etylpropionic D. axit 2-metylbutiric

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------
Chú ý:

- Thí sinh được sử dụng máy tính, không được sử dụng tài liệu gì liên quan đến Hóa học.


P/S: Đề thi thử ĐH của một trường chuyên, không bít post vào chỗ nào, nên đánh liều:p
 
Top Bottom