[Hóa 12]bt vô cơ về Fe, Cu, giảng giùm mình bài này với !

D

duyentran38

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) cho hh 12g Fe, Cu vào 200ml dd HNO3 2M, thu được 1 chất khí duy nhất ko màu nặng hơn không khí và có 1 kim loại dư. sau đó cho thêm dd H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hòa tan hết KL cần 33,33ml .Tính khối lương Fe trong hh : (ĐA 5,6g)

mình thắc mắc là:
khí thoát ra ko màu ,nặng hơn kk là NO đúng ko?
Fe phải bị oxi hoá lên Fe3+ phải ko ?
kl dư có thể đoán la kl nào ?
tại sao khi cho tiếp H2SO4 lại có khí trên thoát ra (khí NO)
giải và giảng kĩ giúp mình nhé ! suy nghĩ cả ngày ko ra ! cảm ơn nhiều lém !
 
G

giotbuonkhongten

1) cho hh 12g Fe, Cu vào 200ml dd HNO3 2M, thu được 1 chất khí duy nhất ko màu nặng hơn không khí và có 1 kim loại dư. sau đó cho thêm dd H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hòa tan hết KL cần 33,33ml .Tính khối lương Fe trong hh : (ĐA 5,6g)
Fe - 2e --> Fe+2
x-----2x
Cu -2e --> Cu+2
y-----2y
4H+ + NO3- + 3e --> NO + 2H2O
0,4------------0,3
kim loại dư là Cu, ta có pt
3Cu + 8H+ + NO3- --> 3Cu+2 + NO + H2O
0,05---0,133
Ta có: 56x + 64y = 8,8
x + y = 0,15
=> x = 0,1, y = 0,05
mFe= 5,6 g

Fe phải bị oxi hoá lên Fe3+ phải ko ?
Ko phải. Fe+3 sẽ tác dụng với Fe và Cu để tạo ra Fe+2
tại sao khi cho tiếp H2SO4 lại có khí trên thoát ra (khí NO)
Cu dư sẽ tác dụng với NO3-/mt H+ tạo ra khí NO
 
K

kira_l

vậy là khi tác dụng với HNO3 thì Fe hóa trị III rồi Fe3+ tác dụng với Cu ạ ? :D

Làm như chị chẳng khác nào thừa đề ạ ?
 
G

giotbuonkhongten

vậy là khi tác dụng với HNO3 thì Fe hóa trị III rồi Fe3+ tác dụng với Cu ạ ? :D

Làm như chị chẳng khác nào thừa đề ạ ?
Thừa đề là sao. Chắc chắn là Cu dư, còn nếu ko có kim loại dư thì tính cách khác chứ em nói thừa đề chẳng hỉu, em giải đáp án khác àh ..................................................................
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Theo đề thì sau khi kết thúc phản ứng 1 thì còn 1 kim loại dư:
CÓ thể hiểu như sau:
Fe - 3e --> Fe+3 (1)
Cu-2e --> Cu2+ (2)
Vì Cu dư nên sẽ có phản ứng này:
Cu + Fe3+ = Cu2+ + Fe2+(3)
từ 1,2,3 ta thấy toàn bộ lượng Fe ban đầu sẽ chuyển thành Fe2+
và Cu thì chuyển thành Cu2+.

=>> Từ kết luận này khi viết phương trình e ta chỉ cần viết 3 ptrinh như bạn "giotbuonkhongten"
Fe - 2e --> Fe+2
x-----2x
Cu -2e --> Cu+2
y-----2y
4H+ + NO3- + 3e --> NO + 2H2O
0,4------------0,3

Còn lượng kim loại dư (chính là Cu) thì khi ta cho thêm H2SO4 và thì sẽ xảy ra phản ứng :
3Cu + 8H+ (H+ này là của H2SO4) + 2NO3-( gốc NO3- này là được lấy từ các muối ) = 2Cu2+ + 2NO + 4H20
 
Last edited by a moderator:
0

0583512047

xin mọi người chỉ bảo

đây là suy nghĩ của mình, nếu có sai xin các bạn chỉ giáo!
nguyên văn đề bài của bạn là:

Cho 12 g hh Fe và Cu vào 200ml HNO3 2M thu được 1 chất khí duy nhất NO (đktc), và 1 KL còn dư. Sau đó cho thêm dd H2SO4 2M vào thấy chất khí tiếp tục thoát ra, để hòa toan hết KL cần 33.33ml. Khối lượng Fe trong hh ban đầu là :
A) 1.12g B) 2.8g
C) 5.6g D) 8.4g


theo mình, các bạn chỉ quan tâm đến việc Cu còn dư tác dụng với H+ và NO3- mà quên đi mất việc vì Cu dư nên Fe3+ bị kéo xuống hết thành Fe2+. Khi cho H+ thêm vào dd đó thì Fe2+ cũng bị oxi hoá thành Fe+3 và giải phóng NO. Vì vậy nên mình nghĩ đáp án m Fe ban đầu =5.6g (0.1 mol) là chưa chính xác
Xin trình bày cách giải của mình tại đây! Mong các bạn góp ý và chỉ giáo:
gọi mol Fe và Cu pứng lần lượt là x và y, ta có
Fe-->Fe2+
Cu-->Cù+
mol HNO3 = 4mol NO => mol NO=0.1 mol
định luật bảo toàn e=> x*2+y*2=0.1*3
hay x+y=0.15
mol H+ pứng = (33.33/1000)*2*2=0.13332mol
3 Fe2+ + 4H+ + NO3- ----> 3Fe3+ + NO + 2 H2O
x ----->4/3x
3 Cu + 8H+ + 2 NO3- ----> 3 Cu2+ + 2NO + 4 H2O
(0.05-1/2x)<--(0.13332 - 4/3x)
vậy ta có phương trình
64(y+(0.05-1/2x)) +56x =12
hay 24x + 64y = 8.8
giải hệ 2 phương trình 2 ẩn, thu được x=0.02
y=0.13
vậy khối lượng Fe là 0.02*56=1.12 g
=> Đáp án A.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom