[HÓA 12] bài tập về AMINOAXIT

D

dhbk2013

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 4: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O, y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 8 và 1,0 B. 8 và 1,5 C. 7 và 1,0 D. 7 và 1,5

Gợi ý : X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH => $n(N_2) = 1 (mol)$
CT của Amin : $C_nH_{2n + 3}N$ ; CT của Aminoaxit : $C_mH_{2m-1}NH_2(COOH)_2$
$=> n(H_2O) = \frac{2(n+m+2)+2}{2}$ (*)
mặt khác : Bảo toàn nguyên tố C : n + m + 2 = 6 . Thay vào (*) =>$ n(H_2O) = 7 (mol)$



Câu 29: Khi thủy phân một protein X thu được hỗn hợp gồm 2 amino axit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Biết mỗi chất đều chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 amino axit rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dd NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 32,8 g. CTCT của 2 amino axit là
A. H2NCH(CH3)COOH, C2H5CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH, H2N[CH2]3COOH. D. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.

Gợi ý : Gọi CT chung của 2 aminoaxit là : $C_nH_{2n + 1}O_2N$
Bảo toàn nguyên tố C và H : n(CO_2) = 0,2.n (mol) => m(CO_2) = 8,8.n (g)
$m(H_2O) = \frac{0,2.(2n + 1).18}{2} = 1,8.(2n + 1) (g)$
Mặt khác : 8,8n + 1,8.(2n + 1) = 32,8 => n = 2,5 => Loại A và C
Vì protein gồm các a-aminoaxit nên loại D => đáp án B
 
Top Bottom