[Hoá 12]Bài tập ứng dụng bảo toàn nguyên tố

M

mychau_128

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hỗn hợp A gồm hai kim loại là Al, Ba. Cho lượng nước dư vào 4,225 gam hỗn hợp A, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có khí thoát ra và thu được 0,405 gam chất rắn không tan. Khối lượng
mỗi kim loại trong hỗn hợp là:
A. 1,485 gam và 2,74 gam B. 1,62 gam và 2,605 gam
C. 2,16 gam và 2,065 gam D. 0,405 gam và 3,82 gam

2. Dung dịch A chứa m gam NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho từ từ 1 mol HCl vào A thu được 15,6 gam kết tủa và dung dịch B. Thêm tiếp HCl vào B lại thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:
A. 32 gam B. 64 gam C.16 gam D. 43 gam
3. Cho hỗn hợp X gồm Al và Na vào nước (có dư ) sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 4,48 lít khí và chất rắn Y không tan. Cho chất rắn không tan này vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thì thu đựơc 3,36 lít khí và dung dịch Z. Biết các khí đều đo ở đktc. Số mol mỗi kim loại trong X là:
A. 0,1 mol Na và 0,2 mol Al C. 0,15 mol Na và 0,2 mol Al B. 0,1 mol Na và 0,3 mol Al D. 0,15 mol Na và 0,3 mol Al
4. Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V là:
A. 5,6 lít B. 13,44 lít C. 11,2 lít D. 8,96 lít
5. Đốt cháy hoàn toàn 10cm3một hiđrocacbon bằng 80cm3 O2. Ngưng tụ hơi nước thì thu được hỗn hợp sản phẩm chiếm thể tích 65cm3, trong đó thể tích khí O2 dư là 25cm3. Biết các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của hiđrocacbon đã cho là:
A. C4H6 B. C4H8 C. C4H10 D. C5H12
:confused:;)

 
W

whitetigerbaekho

Câu 1
kim loại còn dư sau phản ứng là Al, vậy pt tính theo Ba
Ba+2H2O->Ba(OH)2+H2
x -> x
2Al+Ba(OH)2+6H2O->Ba[Al(OH)4]2+6H2
2x <- x
khối lượng kim loại phản ứng là 4,225-0,405=3,82g
pt:2x.27+x.137=3,82->x=0,02=nBa
=>mBa=0,02.137=2,74g
=>mAl=4,225-2,74=1,485

Câu 2
Sục CO2 vào, xuất hiện kết tủa nên dung dịch còn AlO2(-)
nAl(OH)3 = 0,2(mol)
HCl + NaOH = NaCl + H2O
m/40 _ m/40
HCl + NaAlO2 + H2O = Al(OH)3 + NaCl
0,2 ___ 0,2
m/40 + 0,2 = 1 ⇒ m = 32

Câu 4
kết tủa đó là C2Ag2
=>nC2Ag2=0.05 mol
=>nC2H2=nC2Ag2=0.05 mol
chỉ có C2H4 pứ vs Br2:
nBr2 =nC2H4 =0.1 mol
nCO2=0,1mol
nH2O=0,25mol
do hh đem đốt gồm C2H6 và H2
C2H6 + 7/2 O2 ---> 2CO2 + 3H2O
0.05 0,1 0,15
2H2 + O2 ---> 2H2O
0,1 0,1
từ trên => tổng nC2H2=0,2 mol
nH2=0,1 + 0.05*2 + 0,1 =0,3mol
=>V=(0,2+0,3) * 22,4=11,2lit

Câu 5
PTPU:CxHy + (x + y/4) --> xCO2 + y/2 H2O
----------10 --------55----------40
pt(1) : 10*x = 40*1
=> x = 4
pt(2): 10*(x + y/4) = 55
=> y = 6
=> CTPT : C4H6
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

3. Cho hỗn hợp X gồm Al và Na vào nước (có dư ) sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 4,48 lít khí và chất rắn Y không tan. Cho chất rắn không tan này vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thì thu đựơc 3,36 lít khí và dung dịch Z. Biết các khí đều đo ở đktc. Số mol mỗi kim loại trong X là:
A. 0,1 mol Na và 0,2 mol Al C. 0,15 mol Na và 0,2 mol Al B. 0,1 mol Na và 0,3 mol Al D. 0,15 mol Na và 0,3 mol Al
Vì sau thí nghiệm 1 thu đc chất rắn Y => Al dư và NaOH tạo ra đã pư hết.
Gọi $n_{NaOH}=x$, BTNT => $n_{NaAlO2}=x$ => $n_{Al}$ pư = x mol.
Na ---> Na+ + e
x--------------> x mol
Al ---> Al(3+) + 3e
x---------------->3x mol
2e + 2H2O ---> H2 + 2OH-
0,4<-------------0,2mol
BT e: 4x = 0,4 => x = 0,1.
Lại có: Y (Al) + H2SO4 ---> 0,15mol H2 => $n_{Al}$ dư = 0,1 => $\Sigma n_{Al}=0,2$ mol
Đáp án A.
 
Top Bottom