[Hoá 12] Bài tập nâng cao, chuyên

M

minhhoang_vip

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Nguyên tử nguyên tố X có bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng là: [TEX]n = 5,l = 1, m = 0, m_s = \frac{-1}{2}[/TEX] (Quy ước: m từ [TEX]{-l}[/TEX] đến [TEX]+l[/TEX])
a) Xác định X và viết cấu hình electron của X?
b) Cho biết dạng hình học phân tử và kiểu lai hoá của X trong [TEX]XCl_3[/TEX]

2) Cho khối lượng hạt nhân [TEX]^{20}_{10} Ne[/TEX] là 19,9925 u, khối lượng hạt nhân [TEX]^{59}_{27} Co[/TEX] là 58,9332 u, khối lượng proton là [TEX]m_p=[/TEX]1,0073 u, khối lượng nơtron là [TEX]m_n=[/TEX]1,0087 u. Tính năng lượng liên kết hạt nhân quy về mỗi nucleon của Ne, Co. Hạt nhân nào bền hơn?

3) Theo phương pháp VB, có thể tồn tại các phân tử sau hay không? Giải thích?
[TEX]SF_6, \ BrF_7, \ IF_7, \ ClF_3, \ OF_6, \ I_7F[/TEX]

4) So sánh độ lớn góc liên kết (có giải thích) của các góc [TEX]\widehat{FBF}, \ \widehat{HNH}, \ \widehat{FNF}[/TEX] trong các phân tử [TEX]BF_3, \ NH_3, \ NF_3[/TEX]

5) Hãy cho biết cấu trúc các phân tử sau theo thuyết VSEPR, đồng thời cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm.
[TEX]PCl_5, \ SF_4, \ ClF_3, \ SF_6, \ BrF_5, \ XeF_4[/TEX]

6)
a) So sánh nhiệt độ sôi của ancol etylic [TEX](C_2H_5OH)[/TEX] và đimetyl ête [TEX](CH_3-O-CH_3)[/TEX]. Giải thích?
b) So sánh độ tan trong nước của [TEX]NH_3[/TEX] và [TEX]PH_3[/TEX]. Giải thích?
c)
So sánh độ tan trong nước của ancol etylic và đimetyl ête. Giải thích?
d) So sánh nhiệt độ sôi giữa [TEX]SO_2[/TEX] và [TEX]O_2[/TEX]. Giải thích? (Gợi ý: Sử dụng lực Vanderwaals giữa các phân tử)
 
S

socviolet

1) Nguyên tử nguyên tố X có bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng là: [TEX]n = 5,l = 1, m = 0, m_s = \frac{-1}{2}[/TEX] (Quy ước: m từ [TEX]{-l}[/TEX] đến [TEX]+l[/TEX])
a) Xác định X và viết cấu hình electron của X?
b) Cho biết dạng hình học phân tử và kiểu lai hoá của X trong [TEX]XCl_3[/TEX]
a) n=5 => X thuộc chu kì 5.
l=1 => X là nguyên tố p.
m=0 => e cuối xếp vào ô số 2 của 5p.
$s=\frac{-1}{2}$ => ô số 2 của 5p có 2 e.
Vậy cấu hình phân lớp ngoài cùng của X là $5p^4$ => X là Telu.
b) Đơn giản rồi nhé.

2) Cho khối lượng hạt nhân [TEX]^{20}_{10} Ne[/TEX] là 19,9925 u, khối lượng hạt nhân [TEX]^{59}_{27} Co[/TEX] là 58,9332 u, khối lượng proton là [TEX]m_p=[/TEX]1,0073 u, khối lượng nơtron là [TEX]m_n=[/TEX]1,0087 u. Tính năng lượng liên kết hạt nhân quy về mỗi nucleon của Ne, Co. Hạt nhân nào bền hơn?
Áp dụng công thức $E=\frac{m.c^2}{A}$ í, trong đó m của mỗi hạt nhân thì bằng tổng khối lượng các hạt p và n của hạt nhân đó, $c=3.18^8$ m/s. A là số khối của hạt.

3) Theo phương pháp VB, có thể tồn tại các phân tử sau hay không? Giải thích?
[TEX]SF_6, \ BrF_7, \ IF_7, \ ClF_3, \ OF_6, \ I_7F[/TEX]
Cái này bạn cứ viết công thức e ra, nếu công thức nào hợp lí thì tồn tại.

4) So sánh độ lớn góc liên kết (có giải thích) của các góc [TEX]\widehat{FBF}, \ \widehat{HNH}, \ \widehat{FNF}[/TEX] trong các phân tử [TEX]BF_3, \ NH_3, \ NF_3[/TEX]
Mình nghĩ là HNH > FNF > FBF, vì bán kính tăng khi độ âm điện của nguyên tử trung tâm tăng và độ âm điện của phối tử giảm.

5) Hãy cho biết cấu trúc các phân tử sau theo thuyết VSEPR, đồng thời cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm.
[TEX]PCl_5, \ SF_4, \ ClF_3, \ SF_6, \ BrF_5, \ XeF_4[/TEX]
Cái này bạn tự viết được k? Chỉ cần nhớ là F không tạo liên kết cho - nhận nên liên kết của F với nguyên tử khác là liên kết đơn.

6)
a) So sánh nhiệt độ sôi của ancol etylic [TEX](C_2H_5OH)[/TEX] và đimetyl ête [TEX](CH_3-O-CH_3)[/TEX]. Giải thích?
b) So sánh độ tan trong nước của [TEX]NH_3[/TEX] và [TEX]PH_3[/TEX]. Giải thích?
c) So sánh độ tan trong nước của ancol etylic và đimetyl ête. Giải thích?
d) So sánh nhiệt độ sôi giữa [TEX]SO_2[/TEX] và [TEX]O_2[/TEX]. Giải thích? (Gợi ý: Sử dụng lực Vanderwaals giữa các phân tử)
a) C2H5OH > CH3OCH3, vì C2H5OH có liên kết Hidro liên phân tử.
b) NH3 > PH3, vì độ âm điện N > P nên NH3 dễ tạo liên kết hidro hơn.
c) Như ý a luôn.
d) Nhiệt độ sôi SO2 > O2, vì khối lượng phân tử SO2 > O2 và SO2 là phân tử phân cực, nên lực Van der Waals của SO2 > O2.
 
Top Bottom