[Hoá 12] Bài tập hỗn hợp kim loại khó

M

mychau_128

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho 19,4 g hỗn hợp X (Cu, Zn) vào 1 lit dung dịch FeCl3 0,5M; khi pư kết thúc thu đc dung dịch Y và 3,2 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng ko thấy khí thoát ra. Dung dịch Y cho tác dụng vs dung dịch NH3 dư thu đc m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,5 B. 90,0 C, 45,0 D. 69,5
Bài 2: Cho 1 lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các pư xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau pư thu đc 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là:
A. 13,1 gam B. 17,0 gam C. 19,5 gam D. 14,1 gam
Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn vào 400 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M thu đc 29,44 gam chất rắn Y. Hãy cho biết khi hòa tan hoàn toàn chất rắn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu đc bao nhiêu lit khí SO2 (đktc) ?
A. 10,304 B. 13,44 C. 12,544 D. 12,992
Bài 4: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M sau 1 thời gian pư thu đc 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi pư xảy ra hoàn toàn thu đc 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 3,84 B. 6,40 C. 5,12 D. 5,76
Mọi người ơi! START.......


socviolet said:
Chú ý:
- Tiêu đề: [Hoá 12] + Tiêu đề
- Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@)...
- Không viết mực đỏ nhé bạn.
 
Last edited by a moderator:
W

whitetigerbaekho

Câu 2:
đặt a là mol Zn, FeCl2 b mol, CuCl2 c mol
ta có 65a-56b-64c=0.5 (1)
bảo toàn điện tích ta có 2a=2b+2c (2)
khối lượng muối sau cùng là ZnCl2 vì pứ xảy ra hoàn toàn nên ta có
136a=13,6
a= 0.1
b=0.05
c=0.05 suy tổng khối lượng muối là 13.1 g Đáp Án A
Câu3:
Ta có: n $Fe(NO_3)_3$= 0,2 mol ; n = 0,32 mol
--> m = 0,2.56 + 0,32.64 = 31,68 gam > 29,44 gam
--> kim loại tan hết,muối dư
-->hh rắn có n$Cu$ = 0,32 mol ; n$Fe$ = 0,16 mol
--> n$SO_2$ = $\frac{0,32*2+0,16*3}{2}$ = 0,56 mol
---> V = 12,544 lít
Câu 4:Tổng khối lượng chất rắn 2 lần = 7,76 + 10,53 = 18,29 gam . Vì $Zn$ dư => sử dụng bảo toàn điện tích tính số mol $Zn$ trong dd sau pứ : n$Zn^{2+}$ = 1/2.n$Ag^{+}$ = 0,04 mol . Tổng số mol $Zn$ = 0,09 mol => n$Zn$ dư = 0,05 mol => m$Zn$ dư = 3,25 gam => 18,29 = m$Zn$ dư + m$Ag$ + m$Cu$ => m$Cu$ = 18,29 - 0,08.108 - 3,25 = 6,4 gam
 
S

socviolet

Bài 1: Cho 19,4 g hỗn hợp X (Cu, Zn) vào 1 lit dung dịch FeCl3 0,5M; khi pư kết thúc thu đc dung dịch Y và 3,2 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng ko thấy khí thoát ra. Dung dịch Y cho tác dụng vs dung dịch NH3 dư thu đc m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,5 B. 90,0 C, 45,0 D. 69,5
Cho Z vào H2SO4 k thấy có khí => Z là Cu dư. Vậy dd Y gồm: ZnCl2, FeCl2, có thể có CuCl2. Mà trong đó chỉ có FeCl2 là tạo kết tủa với dd NH3.
Có: $n_{FeCl_3}=0,5$ => $n_{Fe(OH)_2}=0,5$ => m = 45g.
 
M

mychau_128


Cho Z vào H2SO4 k thấy có khí => Z là Cu dư. Vậy dd Y gồm: ZnCl2, FeCl2, có thể có CuCl2. Mà trong đó chỉ có FeCl2 là tạo kết tủa với dd NH3.
Có: $n_{FeCl_3}=0,5$ => $n_{Fe(OH)_2}=0,5$ => m = 45g.
Bạn ơi! Cu ko td đc vs H2SO4 loãng, bạn xem lại đi,hj.
Lúc đầu mình tính ra 69,7 gam cơ---> ko có đáp án,chắc là sai,hj
 
S

shibatakeru

Câu 2 bảo toàn khối lượng là nhanh hơn :3

$m_{Zn}+m_{\text{muối X}} = m_{CR}+m_{\text{muối khan}}=m_{Zn}-0,5+13,6$
$m_{\text{muối X}}=13,1 $
 
Top Bottom