[Hoá 12] Bài tập hạt nhân

S

songthuong_2535

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1. Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng $+41,652.10^{-19}C$; nguyên tử của nguyên tố Y có khối lượng bằng $1,8.10^{-22}g$. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình e, hãy cho biết mức oxi hoá bền nhất của X và Y trong hợp chất (có giải thích)

Bài 2.
a. hãy cho biết (có giải thích) theo thuyết liên kết hoá trị thì S có thể có cộng hoá trị là bao nhiêu?
b. Cho biết cấu tạo đơn phân tử và dạng hình học của hợp chất với hidro, oxit và hidroxit của S tương ứng với các cộng hoá trị đã xác định ở phần a.

Câu 3. Năng lượng ion hoá thứ nhất ($I_1 - kJ/mol$) của các nguyên tố chu kì 2 có giá trị (không theo trật tự) là 1402, 1314, 520, 899, 2081, 801, 1086, 1681. Gán các giá trị này cho các nguyên tố tương ứng. Giải thích?
 
S

socviolet

bài 1. Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10−19C; nguyên tử của nguyên tố Y có khối lượng bằng 1,8.10−22g. Xác định X, Y và dựa trên cấu hình e, hãy cho biết mức oxi hoá bền nhất của X và Y trong hợp chất (có giải thích)
Số hiệu nguyên tử X: $Z_X=\frac{41,652.10^{-19}}{1,6.10^{-19}} \approx 26$
=> X là Fe.
[TEX]M_Y=1,8.10^{-22}.6,022.10^{23} \approx 108[/TEX]
=> Y là Ag.
(*) Cấu hình e:
- Fe (Z=26): [Ar]$3d^64s^2$.
Ta thấy: 2e ở lớp ngoài cùng dễ dàng nhường đi để tạo ra ion $Fe^{2+}$ có cấu hình [Ar]$3d^6$. Ta lại thấy rằng, $Fe^{2+}$ có khuynh hướng nhường đi 1e để đạt được cấu hình [Ar]$3d^5$ (bán bão hoà) bền hơn. Do đó, mức OXH bền nhất của Fe là +3 (làm bừa đấy T_T).
- Ag (Z=108): [Kr]$4d^{10}5s^1$.
1e ở lớp ngoài cùng dễ dàng nhường đi để tạo thành ion $Ag^+$ có cấu hình [Kr]$4d^{10}$ (bão hoà) bền. Do đó mức OXH bền nhất của Ag là +1.
Bài 2.
a. hãy cho biết (có giải thích) theo thuyết liên kết hoá trị thì S có thể có cộng hoá trị là bao nhiêu?
b. Cho biết cấu tạo đơn phân tử và dạng hình học của hợp chất với hidro, oxit và hidroxit của S tương ứng với các cộng hoá trị đã xác định ở phần a.
a) S (Z=16): [Ne]$3s^23p^4$.
S có khuynh hướng nhận thêm 2e để tạo thành cấu hình bền của khí hiếm => nó có cộng hoá trị là -2 (Cái này nói thực ta k nhớ rõ lắm...).
S có thể nhường đi 4e ở phân lớp ngoài cùng - phân lớp 3p => nó có cộng hoá trị là +4.
Ngoài ra nó có thể nhường đi cả 6e ở lớp ngoài cùng => nó có thể có cộng hoá trị là +6.
b)
- Hợp chất với Hidro: H2S:
+) CTCT: H-S-H (nguyên tử S có 2 cặp e riêng).
+) S lai hoá $sp^3$, phân tử hình chữ V.
- Oxit:
+) SO2:
CTCT: O=S-O (S có 1 cặp e riêng).
S lai hoá $sp^2$, phân tử hình chữ V.
+) SO3:
CTCT: O=S-O (S không có e riêng).
...............|
...............O
S lai hoá $sp^2$, phân tử hình tam giác phẳng.
- Hidroxit:
+) H2SO3:
CTCT: H-O-S-O-H (S có 1 cặp e riêng).
..................|
..................O
S lai hoá $sp^3$, phân tử hình tháp.
+) H2SO4:
CTCT:
........O
........|
H-O-S-O-H (S không còn cặp e riêng).
........|
........O
S lai hoá $sp^3$, phân tử hình tứ diện.
Câu 3. Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1−kJ/mol) của các nguyên tố chu kì 2 có giá trị (không theo trật tự) là 1402, 1314, 520, 899, 2081, 801, 1086, 1681. Gán các giá trị này cho các nguyên tố tương ứng. Giải thích?
(*) Theo quy luật biến đổi thì: BÌNH THƯỜNG, trong 1 chu kì, I1 tăng dần.
(*):
- Li ở lớp ngoài cùng chỉ có 1e nên khả năng nhường đi e này là rất dễ dàng => I1 của nó nhỏ nhất => I1 Li=520.
- Ne là khí hiếm, cấu hình e lớp ngoài bền vững nên khả năng nhường đi 1e là rất khó khăn => I1 của nó lớn nhất => I1 Ne=2081.
- Flo có cấu hình lớp ngoài là $2s^22p^5$, nó khó nhường đi 1e => I1 của nó lớn thứ 2 => I1 F=1681.
- Bo có cấu hình e lớp ngoài $2s^12p^1$, nó dễ dàng nhường đi 1e ở phân lớp 1p để tạo ra ion có cấu hình e lớp ngoài $2s^2$ (bão hoà) => I1 của B nhỏ thứ 2 => I1 B=801.
- Be có cấu hình e lớp ngoài $2s^2$ - bão hoà nên hơi khó nhường 1e => I1 của nó lớn hơn B => I1 Be=899.
- N có cấu hình e lớp ngoài $2s^22p^3$ - bán bão hoà nên khó nhường 1e => I1 của nó lớn thứ 3 => I1 N=1402.
- C có Z=6, O có Z=8 => I1 của C < O => I1 C=1086; I1 O=1314.
Giải thích khá là lộn xộn T_T...
 
Top Bottom