[hóa 12] áp dụng định luật bảo toàn

M

meocon_183

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 1:Nung m gam hỗn hợp X chứa 2 muối MCO3 và RCO3 một thời gian, thu đk x gam hỗn hợp chất rắn Y và 5,152 lít CÒ (Đktc). Hoà tan hết x gam Y bằng dung dịch HCl thì thu đk dung dịch Z và 1,568 lít CÒ(Đktc). cô cạn dung dịch Z thu đk 30,1 gam hỗn hợp 2 muối khan . tìm m?

BÁI 2: cho m gam hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HCl loãng nóng thu đk dung dịch Y và khí H2. Cô cạn Y thu đk 8,98 gam muối khan . nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với Ò dư để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí Ò phản ứng là bao nhiêu(Đktc)?

BÀI 3:Cho m gam hỗn hợp sắt và pirit sắt có cùng số mol tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu đk 10,08 lít khí NO duy nhất(Đktc). tìm m/

Bái 4: nung hỗn hợp bột x gồm 5,4 gam Al và 34,8 gam Fe3O4 trong điều kiện ko có không khí 1 thời gian, thu đk chất rắn X. cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc , nóng ,dư thu đk V lít khí SÒ( ở 27,3độ C và 1,2 atm). tìm V/
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

BÀI 1:Nung m gam hỗn hợp X chứa 2 muối MCO3 và RCO3 một thời gian, thu đk x gam hỗn hợp chất rắn Y và 5,152 lít CÒ (Đktc). Hoà tan hết x gam Y bằng dung dịch HCl thì thu đk dung dịch Z và 1,568 lít CÒ(Đktc). cô cạn dung dịch Z thu đk 30,1 gam hỗn hợp 2 muối khan . tìm m?

Tổng $n_{CO_2}$ = 0,23 + 0,07 = 0,3 mol

Ta có $n_{hh}$ = 0,3 mol = $n_{\bar{X}Cl_2}$ = $\dfrac{30,1}{\bar{X} + 71}$

--> $\bar{M}$ = $\dfrac{88}{3}$ g/mol

--> m = $0,3( \dfrac{88}{3} + 60)$ = 26,8 g

BÁI 2: cho m gam hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HCl loãng nóng thu đk dung dịch Y và khí H2. Cô cạn Y thu đk 8,98 gam muối khan . nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với $O_2$ dư để tạo
hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí Ò phản ứng là bao nhiêu(Đktc)?


$n_{Zn} = n_{Cr} = n_{Sn}$ = x

--> 136x + 123x + 190x = 8,98 --> x = 0,02 mol

$n_{O_2}$ = $\dfrac{2.0,02 + 0,02.3 + 0,02.4}{4}$ = 0,045 mol --> V = 1,008 l
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com


BÀI 3:Cho m gam hỗn hợp sắt và pirit sắt có cùng số mol tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu đk 10,08 lít khí NO duy nhất(Đktc). tìm m/

$n_{NO}$ = 0,45 mol

$Fe --> Fe^{+3} + 3e$
x--------------------3x

$FeS_2 \rightarrow Fe^{+3} + 2S^{+6} + 15e$
x-----------------------------------------------15x

--> 0,45.3 = 3x + 15x --> x = 0,075 mol

m = 56.0,075 + 0,075.120 = 13,2 g

Bái 4: nung hỗn hợp bột x gồm 5,4 gam Al và 34,8 gam Fe3O4 trong điều kiện ko có không khí 1 thời gian, thu đk chất rắn X. cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc , nóng ,dư thu đk V lít khí SÒ( ở 27,3độ C và 1,2 atm). tìm V/

$8Al + 3Fe_3O_4 \rightarrow 4Al_2O_3 + 9Fe$
0,2----0,15---------------------------------0,225 mol

--> $Fe_3O_4$ dư

$n_{SO_2}$ = $\dfrac{0,225.3 + (0,15-0,075).1}{2}$ = 0,375 mol

--> V = $\dfrac{n_{SO_2}.\dfrac{22,4}{273}.(27,3 + 273)}{1,2} = 7,7 l$
 
P

phamthimai146

BÀI 1:Nung m gam hỗn hợp X chứa 2 muối MCO3 và RCO3 một thời gian, thu đk x gam hỗn hợp chất rắn Y và 5,152 lít CÒ (Đktc). Hoà tan hết x gam Y bằng dung dịch HCl thì thu đk dung dịch Z và 1,568 lít CÒ(Đktc). cô cạn dung dịch Z thu đk 30,1 gam hỗn hợp 2 muối khan . tìm m?

Tổng nCO2 = 0,23 + 0,07 = 0,3 mol

Ta có nhh = 0,3 mol = nXˉCl2 = 30,1/(Xˉ+71)

--> Mˉ = 88/3 g/mol

--> m = 0,3(883+60) = 26,8 g


Áp dụng tăng giảm khối lượng :

mol XCO3 = mol XCl2 = mol CO2 ==> a = 0,3

m = 30,1 - 0,3(71-60) = 26,8


BÀI 3:Cho m gam hỗn hợp sắt và pirit sắt có cùng số mol tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu đk 10,08 lít khí NO duy nhất(Đktc). tìm m/
X gồm a, a mol Fe và FeS2 ==> m = 56a + 120a = 176a
mol NO = 0,45
Bảo toàn mol e : 3a + 15a = 3*0,45 ==> a = 0,075 ==> m = 13,2
 
P

phamthimai146


Bái 4: nung hỗn hợp bột x gồm 5,4 gam Al và 34,8 gam Fe3O4 trong điều kiện ko có không khí 1 thời gian, thu đk chất rắn X. cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc , nóng ,dư thu đk V lít khí SÒ( ở 27,3độ C và 1,2 atm). tìm V/

$8Al + 3Fe_3O_4 \rightarrow 4Al_2O_3 + 9Fe$
0,2----0,15---------------------------------0,225 mol

--> $Fe_3O_4$ dư

$n_{SO_2}$ = $\dfrac{0,225.3 + (0,15-0,075).1}{2}$ = 0,375 mol

--> V = $\dfrac{n_{SO_2}.\dfrac{22,4}{273}.(27,3 + 273)}{1,2} = 7,7 l$

Phản ứng nhiệt nhôm xảy ra không hoàn toàn thì sao


mol Al = 0,2 và mol Fe3O4 = 0,15
Bảo toàn mol e cho toàn quá trình phản ứng: với x là mol SO2
2x = 3*0,2 + 1*0,15 ==> x = 0,375
==> V = 7,7 lít
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Phản ứng nhiệt nhôm xảy ra không hoàn toàn thì sao


mol Al = 0,2 và mol Fe3O4 = 0,15
Bảo toàn mol e cho toàn quá trình phản ứng: với x là mol SO2
2x = 3*0,2 + 1*0,15 ==> x = 0,375
==> V = 7,7 lít

Trình bày có thể không giống nhau nhưng bản chất đều là 1

Bạn mô phỏng từ $Al --> Al^{+3}$ qua 2 giai đoạn

Mình mô phỏng $Fe^{\dfrac{+8}{3}} \rightarrow Fe^{+3}$ qua 2 giai đoạn

Đều có số mol e cho, e nhận như nhau
 
Top Bottom