[Hoá 12] Ai hiểu cách giải này giải thích giúp mình với

T

thien_than_dem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hòa tan hòan tòan 17,4 gam hh 3 kim lọai Al, Fe, Mg vào dd HCl thấy thóat ra 13,44 lít khí H2. Nếu cho 34,8 gam hh đó td với CuSO4 dư, chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc?
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 8,96 lít
D. 17,92 lít
Giải
Gọi x, y, z lần lượt là số mol Al, Fe, Mg trong 17,4g hỗn hợp
=> 27x + 56y + 24z = 17,4 (1)

Các quá trình oxy hóa - khử :
Al - 3e = Al{+3} ; Fe - 2e = Fe{+2} ; Mg - 2e = Mg{+2} ; 2H{+} + 2e = H2

Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có :
3.nAl + 2.nFe + 2.nMg = 2.nH2 => 3x + 2y + 2z = 2.13,44/22,4 = 1,2 (2)

8,7 = 1/2.17,4. Vậy số mol Al trong 8,7g hỗn hợp là 0,5x (mol)
Al - 3e = Al{+3} ; 2H{+} + 2e = H2
=> 3.0,5x = 2.3,36/22,4 => x = 0,2 (3)
==>Mình chưa hiểu khúc này, rõ ràng ở đề đâu có cho có 3,36 lít khí H2 gì bay ra đâu mà tại sao lại có chỗ 3.0,5x = 2.3,36/22,4, kì quá !

Từ (1)(2)(3) => y = z = 0,15

34,8 = 17,4.2. Vậy số mol Al, Fe, Mg trong 34,8g hỗn hợp lần lượt là 0,4 ; 0,3 ; 0,3

Al - 3e = Al{+3} ; Fe - 2e = Fe{+2} ; Mg - 2e = Mg{+2} ; N{+5} + 3e = N{+4}
Cu{2+} chỉ đóng vai trò là chất trung gian vận chuyển ion từ Al, Fe, Mg nhường sang cho HNO3
Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có :
3nNO = 3.nAl + 2.nFe + 2.nMg => nNO = (3.0,4 + 2.0,3 + 2.0,3)/3 = 0,8 mol
Câu 2: Nung đến hòan tòan 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dd HNO3 đặc nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là:
A. 0,14 mol
B. 0,15 mol
C. 0,16 mol
D. 0,18 mol
Giải
-do feco3 không bền nên khi nung
-feco3--->feo+co2 (1)
-sau đó feo+o2-->fe3o4
-tiếp đến ,1 phần fe3o4 +o2 còn lai-->fe2o3
-ta sẽ tính được là 0,01 mol fe3o4 và 0,01 mol fe2o3
==> Mình chưa hiểu khúc này, theo cách trình bày thì tính số mol fe3o4 và fe2o3 theo cách này mình không có sử dụng số mol o2?? Vậy là sao? Ai giúp mình với
- fe3o4+10hno3--->fe(no3)3+no2+h2o (do hno3 đặc nóng, nên ra khí no2)
fe2o3+6hno3--->fe(no3)3+no2+h2o
như vậy ta tính được 0,16 mol hno3
Còn câu 3 thì mọi người giải giúp mình với
Câu 3:
Đun nóng 0,3 gam bột sắt và 0,2 mol bột lưu hùynh đến pứ hòan tòan được hh A. Hòa tan hết A bằng dd HCl dư thu được khí D. Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng:
A. 0,8046
B. 0,7586
C. 0,4368
D. 1,1724
 
P

phamthimai146

Câu 1: Hòa tan hòan tòan 17,4 gam hh 3 kim lọai Al, Fe, Mg vào dd HCl thấy thóat ra 13,44 lít khí H2. Nếu cho 34,8 gam hh đó td với CuSO4 dư, chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc?
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 8,96 lít
D. 17,92 lít
Giải
Gọi x, y, z lần lượt là số mol Al, Fe, Mg trong 17,4g hỗn hợp
=> 27x + 56y + 24z = 17,4 (1)

Các quá trình oxy hóa - khử :
Al - 3e = Al{+3} ; Fe - 2e = Fe{+2} ; Mg - 2e = Mg{+2} ; 2H{+} + 2e = H2

Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có :
3.nAl + 2.nFe + 2.nMg = 2.nH2 => 3x + 2y + 2z = 2.13,44/22,4 = 1,2 (2)

8,7 = 1/2.17,4. Vậy số mol Al trong 8,7g hỗn hợp là 0,5x (mol)
Al - 3e = Al{+3} ; 2H{+} + 2e = H2
=> 3.0,5x = 2.3,36/22,4 => x = 0,2 (3)
==>Mình chưa hiểu khúc này, rõ ràng ở đề đâu có cho có 3,36 lít khí H2 gì bay ra đâu mà tại sao lại có chỗ 3.0,5x = 2.3,36/22,4, kì quá !

Từ (1)(2)(3) => y = z = 0,15

34,8 = 17,4.2. Vậy số mol Al, Fe, Mg trong 34,8g hỗn hợp lần lượt là 0,4 ; 0,3 ; 0,3

Al - 3e = Al{+3} ; Fe - 2e = Fe{+2} ; Mg - 2e = Mg{+2} ; N{+5} + 3e = N{+4}
Cu{2+} chỉ đóng vai trò là chất trung gian vận chuyển ion từ Al, Fe, Mg nhường sang cho HNO3
Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta có :
3nNO = 3.nAl + 2.nFe + 2.nMg => nNO = (3.0,4 + 2.0,3 + 2.0,3)/3 = 0,8 mol
Câu 2: Nung đến hòan tòan 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dd HNO3 đặc nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là:
A. 0,14 mol
B. 0,15 mol
C. 0,16 mol
D. 0,18 mol
Giải
-do feco3 không bền nên khi nung
-feco3--->feo+co2 (1)
-sau đó feo+o2-->fe3o4
-tiếp đến ,1 phần fe3o4 +o2 còn lai-->fe2o3
-ta sẽ tính được là 0,01 mol fe3o4 và 0,01 mol fe2o3
==> Mình chưa hiểu khúc này, theo cách trình bày thì tính số mol fe3o4 và fe2o3 theo cách này mình không có sử dụng số mol o2?? Vậy là sao? Ai giúp mình với
- fe3o4+10hno3--->fe(no3)3+no2+h2o (do hno3 đặc nóng, nên ra khí no2)
fe2o3+6hno3--->fe(no3)3+no2+h2o
như vậy ta tính được 0,16 mol hno3
Còn câu 3 thì mọi người giải giúp mình với
Câu 3:
Đun nóng 0,3 mol bột sắt và 0,2 mol bột lưu hùynh đến pứ hòan tòan được hh A. Hòa tan hết A bằng dd HCl dư thu được khí D. Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng:
A. 0,8046
B. 0,7586
C. 0,4368
D. 1,1724

Câu 1:
Gọi a, b, c là mol Mg, Al, Fe rong 17,4 gam hh ==> 24a + 27b + 56c = 17,4
Khi tác dụng với HCl, bảo toàn mol e = 2a + 3b + 2c = 2*13,44/22,4 = 1,2
Khi tác dụng với x mol CuSO4, bảo toàn mol e = 2*(2a + 3b + 2c) = 2x = 2,4 ==> x = 1,2
Khi x mol Cu tác dụng HNO3, thu được y mol NO, bảo toàn mol e : 2x = 3y ==> y = 0,8
==> V lít NO = 22,4*0,8 = 17,92 ==> câu D


Câu 2:
FeCO3 ---> FeO + CO2
0,05-------0,05
2 FeO + 0,05 O2 ---> Fe2O3
0,04-------0,01--------0,02
rắn A gồm 0,01 FeO và 0,02 Fe2O3
FeO + 4 HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO2 + 2 H2O
0,01---0,04
Fe2O3 + 6 HNO3 ---> 2 Fe(NO3)3 + 2 H2O
0,02------0,12
==> mol HNO3 = 0,16 ===> câu C

Câu 3:
Fe + S --> FeS
0,2---0,2----0,2 ===> Fe dư 0,1 mol
Khí A gồm 0,2 mol H2S và 0,1 mol H2
Phân tử lượng D = (34*0,2 + 2*0,1)/(0,2+0,1) = 23,333
Tỉ khối hơi của D so với không khí bằng: 23,33/29 = 0,8046 ==> câu A
 
Top Bottom