[ Hóa 12 ] 4 câu đầu đề thi HSG bắc ninh

H

helloaz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O . Hãy cho biết:
a)Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau : góc HNH=107 độ, góc HSH= 92 độ , góc HOH= 104.5 độ. Giải thích.
b) Tại sao ở điều kiện thường H2Svà NH3 là chất khí còn H2O là chất lỏng
c) Tại sao H2O có khối lượng riêng lớn nhất ở 4ộ C và P=1atm

Bài 2: Một dung dịch chứ 4 ion có 2 muối vô cơ, trong dó có một ion là SO4­– , khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2 đốt nóng cho 1 chất khí, kết tủa X, dd Y. Dung dịch Y sau khi axít hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung đến khối lượng kôđổi thu đc a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy théo lượng Ba(OH)2 dùng; nếu vừa đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư a thì giảm đàn đến cực tiểu. Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại a=8,51g thấy Z chi phản ứng hết với 50ml dd HCl 1,2M và còn lại một bã nặng 6,99g. Hạy lập luận xác định 2 muối trong dd.

Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm 3 oxít của sắt Fe2O3,Fe3O4,FeO với số molbằng nhau . Lấy m1 g A cho vào 1 ống sứ chịu nhiệt , nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua ống , CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khổi ống đc hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dd Ba(OH)2 thu đc m2g kết tủa trắng.Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g gồm Fe,FeO và Fe2O3, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dd HNO­3 dư đun nóng đc 2,24 l khsi NO duy nhất ( ở ĐKTC ).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Tính khối lượng m1,m2 và số mol HNO3 đã phản ứng.

Bài 4: Chia 2.24 l (ĐKTC) hh X gồm 2 anken ( phân tử hơn kém nhau 28u) thành phần 2 phần bằng nhau:
Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dd chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu đc 7,5 g kết tủa .
Phần 2: cho tác đụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu đc hh2 ancol. Đung nóng hh 2 ancol với H2SO4 đcj ở 140 độ C một thời gian thu đc 1.63g hh 3 ete. Hóa hơi lượng ete thu đc 0.532 l ở 136.5 độ C và 1,atm
a) Xác định CTCT 2 an ken và tính phần trăm theo khói lượng một chất.
b) Xác định hiệu suất mỗi ancol thành ete
 
Last edited by a moderator:
S

socviolet

Bài 1: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O . Hãy cho biết:
a)Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau : góc HNH=107 độ, góc HSH= 92 độ , góc HOH= 104.5 độ. Giải thích.
b) Tại sao ở điều kiện thường H2Svà NH3 là chất khí còn H2O là chất lỏng
c) Tại sao H2O có khối lượng riêng lớn nhất ở 4ộ C và P=1atm
Mình nghĩ như sau:
a) - Phân tử NH3 cấu trúc hình tháp, trong khi H2O và H2S cấu trúc góc, nên đương nhiên góc HNH > HOH và HSH.
- Độ âm điên O > S nên góc HOH > HSH.
b) Vì O có độ âm điện khá lớn, cặp e riêng của O linh động nên H2O dễ tạo ra liên kết Hidro liên phân tử. Trong khi độ âm điện của của N và S nhỏ hơn nên ở điều kiện thường, NH3 và H2S tồn tại ở thể khí.
c) Như bạn cũng biết thì nước có liên kết Hidro liên phân tử. Khi ta đun nóng nước đá, liên kết Hidro bị đứt ra 1 phần và làm các phân tử nước gần nhau hơn, cấu trúc rỗng bị phá huỷ gây nên hiện tượng co thể tích. Nếu ta tiếp tục đun nóng nước thì một mặt, thể tích của nước tăng lên, do khoảng cách của các phân tử nước tăng lên, mặt khác các liên kết Hidro bị đứt thêm nên thể tích cũng giảm xuống. Trên $4^oC$ thì quá trình tăng thể tích của nước chiếm ưu thể, làm khối lượng riêng giảm dần. Do đó nước có khối lượng riêng lớn nhất ở $4^oC$.

Bài 2: Một dung dịch chứ 4 ion có 2 muối vô cơ, trong dó có một ion là SO4­– , khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2 đốt nóng cho 1 chất khí, kết tủa X, dd Y. Dung dịch Y sau khi axít hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung đến khối lượng kôđổi thu đc a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy théo lượng Ba(OH)2 dùng; nếu vừa đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư a thì giảm đàn đến cực tiểu. Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại a=8,51g thấy Z chi phản ứng hết với 50ml dd HCl 1,2M và còn lại một bã nặng 6,99g. Hạy lập luận xác định 2 muối trong dd.
Gọi dd đầu là dd A nhé ^^~.
- Vì khi A t/d với Ba(OH)2 mà đun nóng sẽ tạo ra khí => A chứa ion NH4+, và khí đó là NH3.
- Dd Y sau khi axit hoá (sau khi trung hoà hết Ba(OH)2 dư í) thì tạo kết tủa trắng, bị hoá đen ngoài ás với AgNO3 => kết tủa chỉ có thể là AgCl, vậy A có Cl-.
- Vậy kết tủa X sẽ gồm BaSO4 và 1 hidroxit kim loại.
Theo đề:
Kết tủa X đem nung đến khối lượng kôđổi thu đc a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy théo lượng Ba(OH)2 dùng; nếu vừa đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư a thì giảm đàn đến cực tiểu.
Thế nên, hidroxit kim loại trong X là 1 hidroxit lưỡng tính, nó có thể là hidroxit của KL hoá trị 2, hoặc 3.
Khi nung X ---> Oxit của lưỡng tính + BaSO4. Oxit lưỡng tính có thể là của KL hoá trị 2 hoặc 3, nên nó tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1:6 hoặc 1:2.
6,99g bã không pư với HCl là BaSO4 => m oxit = 1,52g.
Có: $n_{HCl}=0,06; n_{BaSO_4}=0,03$
- Nếu oxit kim loại trong X hoá trị 2 => nó pư với HCl theo tỉ lệ 1:2 => $n_{oxit}=0,03 \to M_{oxit} = 50,667$ (loại).
- Nếu oxit kim loại trong X hoá trị 3 => nó pư với HCl theo tỉ lệ 1:6 => $n_{oxit}=0,01 \to M_{oxit} = 152$ => Oxit là Cr2O3.
$n_{Cr_2O_3}=0,01$ => $n_{Cr^{3+}}=0,02$
Có: $3n_{Cr^{3+}}=3.0,02=0,06=2n_{SO_4^{2-}}$
Vậy 2 muối trong dd A là: Cr2(SO4)3 và NH4Cl.

Bài 3: Cho hỗn hợp A gồm 3 oxít của sắt Fe2O3,Fe3O4,FeO với số molbằng nhau . Lấy m1 g A cho vào 1 ống sứ chịu nhiệt , nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua ống , CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khổi ống đc hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dd Ba(OH)2 thu đc m2g kết tủa trắng.Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g gồm Fe,FeO và Fe2O3, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dd HNO­3 dư đun nóng đc 2,24 l khsi NO duy nhất ( ở ĐKTC ).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Tính khối lượng m1,m2 và số mol HNO3 đã phản ứng.
a) Quy hỗn hợp A về Fe3O4 với số mol là x => thực tế: $n_{Fe_2O_3}=n_{FeO}=n_{Fe_3O_4}=0,5x$
Gọi $n_{CO}$ pư = y mol.
Áp dụng định luật bảo toàn e cho các quá trình OXH và khử:
3Fe(+8/3) ---> 3Fe(3+) + e
3x--------------------------->x mol
C(+2) ---> C(+4) + 2e
y--------------------->2y mol
3e + N(+5) ---> N(+2)
0,3<-------------0,1mol
=> x+2y=0,3 (*)
Mặt khác, do pư khử oxit thực chất là quá trình:
CO + O ---> CO2
Nên, m hỗn hợp rắn sau pư = m hỗn hợp trước pư - $m_O$ trong CO
=> 19,2 = 232x - 16y (*)(*)
Từ (*) và (*)(*) => x=0,09; y=0,105.
Đến đây dễ rồi nhé.

Bài 4: Chia 2.24 l (ĐKTC) hh X gồm 2 anken ( phân tử hơn kém nhau 28u) thành phần 2 phần bằng nhau:
Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dd chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu đc 7,5 g kết tủa .
Phần 2: cho tác đụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu đc hh2 ancol. Đung nóng hh 2 ancol với H2SO4 đcj ở 140 độ C một thời gian thu đc 1.63g hh 3 ete. Hóa hơi lượng ete thu đc 0.532 l ở 136.5 độ C và 1,atm
a) Xác định CTCT 2 an ken và tính phần trăm theo khói lượng một chất.
b) Xác định hiệu suất mỗi ancol thành ete
a) 2 anken hơn kém nhau 28u, tức là hơn kém nhau 2 C.
Có: $n_X=0,1$ => $\frac{1}{2}n_X=0,05$
- Phần 1: $n_{CaCO_3} = 0,075 <0,1= n_{Ca(OH)_2)}$ => 2 TH.
+) TH1: Ca(OH)2 dư => $n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,075$
=> Số C trung bình = $\frac{0,075}{0,05}=1,5$ (loại, vì X là hỗn hợp anken nên số C trung bình phải \geq 2).
+) Vậy Ca(OH)2 không dư => $\Sigma n_{CO_2}= n_{CaCO_3} + 2(n_{Ca(OH)_2}-n_{CaCO_3}) = 0,125$
=> Số C trung bình = 2,5. Vậy 2 anken là C2H4 và C4H8.
b) Đến đây chỉ cần gọi số mol từng anken rồi tính nhé bạn.

Tối vui =).
 
Top Bottom