[Hoá 12]2 bài trong bài thi thử đại học vừa rồi

D

dona3315

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. cho hỗn hợp của magie iodua và kẽm iodua t/d với lượng dư nc brom rồi cô cạn dd. Bã rắn thu đc có m bé hơn k/lượng của hỗn hợp ban đầu 1.445 lần. Hỏi nếu chế hóa hỗn hợp ban đầu với 1 lượng dư dd Na2CO3 thì m k/tủa thu đc bé hơn k/lượng hỗn hợp ban đầu bao nhiêu lần.
A. 1.33. B. 2.74 C. 1.445 D. 2.45

2. Lấy một hỗn hợp gồm có đồng, sắt (II) oxit và cacbon theo tỉ lệ mol 3 : 2 : 1 (tương ứng). Tìm thể tích của axit sufuric 9,6% (d = 1,84 g/ml) cần dùng để hoà tan 3,48g hỗn hợp đó khi đun nóng?
A. 5.55 ml B. 4.44 ml C. 3.33 ml D. 6.66 ml

phiến cái bạn giải thích giúp mình cách làm lun nha, Thanks trước nha
 
L

lehai16_10

1. cho hỗn hợp của magie iodua và kẽm iodua t/d với lượng dư nc brom rồi cô cạn dd. Bã rắn thu đc có m bé hơn k/lượng của hỗn hợp ban đầu 1.445 lần. Hỏi nếu chế hóa hỗn hợp ban đầu với 1 lượng dư dd Na2CO3 thì m k/tủa thu đc bé hơn k/lượng hỗn hợp ban đầu bao nhiêu lần.
A. 1.33. B. 2.74 C. 1.445 D. 2.45

2. Lấy một hỗn hợp gồm có đồng, sắt (II) oxit và cacbon theo tỉ lệ mol 3 : 2 : 1 (tương ứng). Tìm thể tích của axit sufuric 9,6% (d = 1,84 g/ml) cần dùng để hoà tan 3,48g hỗn hợp đó khi đun nóng?
A. 5.55 ml B. 4.44 ml C. 3.33 ml D. 6.66 ml

phiến cái bạn giải thích giúp mình cách làm lun nha, Thanks trước nha

Của trường bạn à sướng thế truờng tổ chức thi thử trường tớ chả có thi thử gì hết, chán
Bài 1:
Sử dụng tăng giảm KL
lấy cái KL của bã rắn là 100 gam
=> Kl của hỗn hợp ban đầu : 144.5
=> nCủa hỗn hợp 0,473
=> mKL =24,358
=> mMCO3 =52,738
=> mMI2/mCO3 =2,74
 
Last edited by a moderator:
M

man_moila_daigia

2. Lấy một hỗn hợp gồm có đồng, sắt (II) oxit và cacbon theo tỉ lệ mol 3 : 2 : 1 (tương ứng). Tìm thể tích của axit sufuric 9,6% (d = 1,84 g/ml) cần dùng để hoà tan 3,48g hỗn hợp đó khi đun nóng?
A. 5.55 ml B. 4.44 ml C. 3.33 ml D. 6.66 ml

phiến cái bạn giải thích giúp mình cách làm lun nha, Thanks trước nha

Bài 2: bạn có thể viết pt cho dễ
gọi nC=x->nFeO=2x->nCu=3x
==> Ta có: 3x*64+2x*72+x*12=3,48==>x=0,01
đến đây nAxit=0,12m0l==>m=0,12*98=11,76g
===>mdd=11,76*100/9,6=122,5
==>V=66,6ml
sao lại thế nhỉ?

Mình nghĩ bạn nhầm chỗ 9.6% hay sao ấy, vì là đặc nóng nên mình nghĩ chắc phải 96% và như thế mới ra đáp án D đuoc
 
Z

zero_flyer

2. Lấy một hỗn hợp gồm có đồng, sắt (II) oxit và cacbon theo tỉ lệ mol 3 : 2 : 1 (tương ứng). Tìm thể tích của axit sufuric 9,6% (d = 1,84 g/ml) cần dùng để hoà tan 3,48g hỗn hợp đó khi đun nóng?
A. 5.55 ml B. 4.44 ml C. 3.33 ml D. 6.66 ml
gọi số mol C là x
-> số mol FeO là 2x, số mol Cu là 3x
ta có pt
64.3x+72.2x+12x=4,48
<=>x=0,01
[tex]Cu-->Cu^{2+}+2e[/tex]
0,03--------------0,06
[tex]Fe^{2+}-->Fe^{3+}+1e[/tex]
0,02--------------------0,02
[tex]C--->C^{4+}+4e[/tex]
0,01--------------0,04
tổng e nhường=0,12
[tex]S^{6+}+2e--->S^{4+}[/tex]
0,06----0,12
đến đây giải típ:D
 
D

do_thuan13

bài 2
do tỉ lệ mol là 3:2:1 --> 3x.64+2x.72+12x=3,48 --->x=0,01 mol
bạn viết pt pư ra và có dc so mol axit cần dùng la 0,12 mol
từ đó ---> V cần dùng sẽ là 6,66 ml
(bạn xem lại nồng độ % của axit nhé, đáng lẽ là phải 96% thì mới có đáp án, bài trên mình giải lấy C=96%, chẳng biết có đúng ý bạn ko nữa)
 
M

mcdat

Cho mình hỏi bài này với

Hoà tan a (g) hh X gồm fe và Cu trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng bằng 100ml dd HNO3 6,9M . Khuấy đều hỗn hợp tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chăt rắn Y cân nặng 0,75a (g), dd Z và 6,104 lít NO & NO2 (đktc) . Khi cô cạn dd Z khối lượng muối khan thu được là

A: 50,5175 (g)
B: 1,08a (g)
C: 37,575 (g)
D: Không thể xác định được

Mình nghĩ D đúng vì đề phải cho số mol NO & NO2 mới có thể tính được
 
T

thefool

bài này đáp án là C.37,575 g.do mFE=0,3a ,hh sau còn 0,75a suy ra sắt dư vậy toàn bộ sắt chuyển về 2+.
 
M

man_moila_daigia

Cho mình hỏi bài này với

Hoà tan a (g) hh X gồm fe và Cu trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng bằng 100ml dd HNO3 6,9M . Khuấy đều hỗn hợp tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chăt rắn Y cân nặng 0,75a (g), dd Z và 6,104 lít NO & NO2 (đktc) . Khi cô cạn dd Z khối lượng muối khan thu được là

A: 50,5175 (g)
B: 1,08a (g)
C: 37,575 (g)
D: Không thể xác định được

Mình nghĩ D đúng vì đề phải cho số mol NO & NO2 mới có thể tính được

Đáp án bài này đúng là C đó
Vì mFe=0,3a. mà hh sau pu=0,75. Mặt khác Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên pu trước
Nhưng chú ý, lượng Fe bị hoà tan trong HNO3 ko phải là O,25a, mà <0,25a do nó bi hoà tan bởi Fe3+ thành Fe2+
nHN03=0,69; nHH KHÍ=0,2725
=>nNO3- tạo muối=0,4175
nFe2_=1/2nN03-tạo muối=0,20875
======>Chọn C
 
G

giangthach

Cho mình hỏi bài này với

Hoà tan a (g) hh X gồm fe và Cu trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng bằng 100ml dd HNO3 6,9M . Khuấy đều hỗn hợp tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chăt rắn Y cân nặng 0,75a (g), dd Z và 6,104 lít NO & NO2 (đktc) .
Bạn Có thể giải thích cho tôi số mol của hỗn hợp khí chỉ 0,2725 mol trong khi đó số mol của HNO3 là 0.69 mol, mà kượng kim loại sau phản ứng lại còn dư. vậy thì có muối NH4NO3 trong dung dịch không?
 
M

man_moila_daigia

Bạn Có thể giải thích cho tôi số mol của hỗn hợp khí chỉ 0,2725 mol trong khi đó số mol của HNO3 là 0.69 mol, mà kượng kim loại sau phản ứng lại còn dư. vậy thì có muối NH4NO3 trong dung dịch không?
ko đâu bạn ạ
vì số mol e nhường đang còn thừa chán, nói cách khác là đủ dùng
he he
 
G

gianlinh

phải từ HNO3 còn tạo ra muối Fe(III) nữa mà chứ đâu phải chỉ có hỗn hợp khí
 
D

dona3315

Của trường bạn à sướng thế truờng tổ chức thi thử trường tớ chả có thi thử gì hết, chán
Bài 1:
Sử dụng tăng giảm KL
lấy cái KL của bã rắn là 100 gam
=> Kl của hỗn hợp ban đầu : 144.5
=> nCủa hỗn hợp 0,473
=> mKL =24,358
=> mMCO3 =52,738
=> mMI2/mCO3 =2,74

bạn ơi ! Bạn cho mình cảm ơn nha, mà trường mình hông có tổ chức thi đâu,cái này là mình lên trên hocmai mà ra thôi bạn ạ, hì !

Bài 2: bạn có thể viết pt cho dễ
gọi nC=x->nFeO=2x->nCu=3x
==> Ta có: 3x*64+2x*72+x*12=3,48==>x=0,01
đến đây nAxit=0,12m0l==>m=0,12*98=11,76g
===>mdd=11,76*100/9,6=122,5
==>V=66,6ml
sao lại thế nhỉ?

Mình nghĩ bạn nhầm chỗ 9.6% hay sao ấy, vì là đặc nóng nên mình nghĩ chắc phải 96% và như thế mới ra đáp án D đuoc

uh ! Sr bạn nha! có lẽ đề này nó nhầm chỗ nó, nên thành ra mình cop qua nhầm luôn. Sr bạn nha ! thanks
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

Đáp án bài này đúng là C đó
Vì mFe=0,3a. mà hh sau pu=0,75. Mặt khác Fe có tính khử mạnh hơn Cu nên pu trước
Nhưng chú ý, lượng Fe bị hoà tan trong HNO3 ko phải là O,25a, mà <0,25a do nó bi hoà tan bởi Fe3+ thành Fe2+
nHN03=0,69; nHH KHÍ=0,2725
=>nNO3- tạo muối=0,4175
nFe2_=1/2nN03-tạo muối=0,20875
======>Chọn C
nhỡ may HNO3 dư thì sao ?? Liệu chọn ko xác định có được ko nhỉ:(:(

Bài 2: bạn có thể viết pt cho dễ
gọi nC=x->nFeO=2x->nCu=3x
==> Ta có: 3x*64+2x*72+x*12=3,48==>x=0,01
đến đây nAxit=0,12m0l==>m=0,12*98=11,76g
===>mdd=11,76*100/9,6=122,5
==>V=66,6ml
sao lại thế nhỉ?
Mình nghĩ bạn nhầm chỗ 9.6% hay sao ấy, vì là đặc nóng nên mình nghĩ chắc phải 96% và như thế mới ra đáp án D đuoc
9.6% là axit loãng rồi nhỉ? Lại còn ko biết tạo ra khí gì nữa
 
Last edited by a moderator:
T

thefool

không bao giờ có chuyện HNO3 dư vì nó có tính oxh quá mạnh.còn dư thì còn kim loại à!
 
Top Bottom