[Hoá 12] 1 số câu hỏi hay

D

donquanhao_ub

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cho 21,1 gam hỗn hợp gồm M và MO phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch X trong đó nồng độ % của muối là 23,9% và 4,48l [TEX]H_2[/TEX] (Đktc). Tính % khối lượng của M trong hỗn hợp

A. 66,67%
B. 38,39%
C. 30,81%
D. 61,61%

2. Cho 56,34 gam hỗn hợp X gồm K và Ba tác dụng với 450ml dung dịch [TEX]AlCl_3[/TEX] 1M, thu được 23,4g kết tủa. Phần trăm khối lượng K trong X là

A. 24,92%
B. 85,3%
C. 90,27%
D. 82,2%

3. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm [TEX]Fe_3O_4 va FeS_2[/TEX] trong 63(g) dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX], thu được [TEX]1,568 (l) NO_2 (dktc)[/TEX]. Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NạH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76(g) chất rắn. Nồng độ % của dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] có giá trị là

A. 47,2%
B. 46,2%
C. 46,6%
D. 44,2%

4. TH nào dưới đây hỗn hợp chất rắn KHÔNG bị hoà tan hết (Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)?

A. Cho hỗn hợp chứ 0,15 mol K và 0,1 mol Al vào nước
B. Cho hỗn hợp chứ 0,1 mol Mg và 0,1 mol Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl
C. Cho hỗn hợp chứ 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe vào dung dịch chứa 0,6 mol [TEX]HNO_3[/TEX] đặc nóng tạo khí [TEX]NO_2[/TEX] duy nhất
D. Cho hỗn hợp chứ 0,1 mol [TEX]Fe_2O_3[/TEX] và 0,1 mol Cu vào dung dịch HCl dư
 
M

miducc

1. Cho 21,1 gam hỗn hợp gồm M và MO phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch X trong đó nồng độ % của muối là 23,9% và 4,48l [TEX]H_2[/TEX] (Đktc). Tính % khối lượng của M trong hỗn hợp

A. 66,67%
B. 38,39%
C. 30,81%
D. 61,61%

2. Cho 56,34 gam hỗn hợp X gồm K và Ba tác dụng với 450ml dung dịch [TEX]AlCl_3[/TEX] 1M, thu được 23,4g kết tủa. Phần trăm khối lượng K trong X là

A. 24,92%
B. 85,3%
C. 90,27%
D. 82,2%

3. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm [TEX]Fe_3O_4 va FeS_2[/TEX] trong 63(g) dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX], thu được [TEX]1,568 (l) NO_2 (dktc)[/TEX]. Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NạOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76(g) chất rắn. Nồng độ % của dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] có giá trị là

A. 47,2%
B. 46,2%
C. 46,6%
D. 44,2%

4. TH nào dưới đây hỗn hợp chất rắn KHÔNG bị hoà tan hết (Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)?

A. Cho hỗn hợp chứ 0,15 mol K và 0,1 mol Al vào nước
B. Cho hỗn hợp chứ 0,1 mol Mg và 0,1 mol Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl
C. Cho hỗn hợp chứ 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe vào dung dịch chứa 0,6 mol [TEX]HNO_3[/TEX] đặc nóng tạo khí [TEX]NO_2[/TEX] duy nhất
D. Cho hỗn hợp chứ 0,1 mol [TEX]Fe_2O_3[/TEX] và 0,1 mol Cu vào dung dịch HCl dư

Câu 2:
[TEX]n_{Al^{3+}} = 0,45 mol[/TEX]
[TEX]n_{ket tua} = 0,3 mol[/TEX]

:) Trường hợp tạo kết tủa rồi kết tủa tan một phần

--> [TEX]n_{OH^{-}} = 4.n_{Al^{3+}} - n_{ket tua} = 1,5 mol[/TEX]

Gọi [TEX]n_K = a mol , n_{Ba} = b mol[/TEX]

--> a+2b=1,5
và 39a + 137b = 56,34
Hệ này cho cặp nghiệm âm --> sai

:) Trường hợp muối nhôm dư
ta có hệ:

39a+137b=56,34
a+2b=3.0,3

Hệ này có nghiệm a=0,18 mol, b=0,36 mol
--> %K=12,46%
Mình ra đáp án khác với đề bài, không biết có sai chỗ nào không nữa :(


Câu 3:
Gọi [TEX]n_{FeS_2} = a[/TEX], [TEX]n_{Fe_3O_4} = b[/TEX]
[TEX]FeS_2 -15e[/TEX] ----> [TEX]Fe^{3+} + 2 S^{+6}[/TEX]

[TEX]Fe_3O_4 -1e[/TEX] ---> [TEX]3 Fe^{3+} [/TEX]

Theo bt e: [TEX]15a+b=n_{NO_2}=\frac{1,568}{22,4} =0,14 (*)[/TEX]

Chất rắn sau khi nung là [TEX]Fe_2O_3[/TEX]

--> [TEX]n_{Fe}=2 n_{Fe_2O_3} = 2. 0,061=0,122[/TEX]

-->[TEX]a+3b=0,122 (**)[/TEX]

Giải hệ (*) và (**) --> [TEX]n_{FeS_2} = 2.10^{-3} , n_{Fe_3O_4} = 0,04[/TEX]

[TEX]n_{NaOH_{du}} = n_{NaOH_{bd}} - 3.3. n_{Fe_3O_4} - 3. n_{FeS_2} = 0,034 mol = n_{HNO_{3}_{du}}[/TEX]

--> Số mol HNO3 là:

[TEX]= n_{HNO_{3}_{du}} + n_{NO_2} + 3.n_{Fe} - 2.2.n_{FeS_2}=0,462 mol[/TEX]

=> Đáp án B


Câu 4:
Đáp án là C
Cái này bạn cứ dùng bảo toàn e là thấy kim loại không tan hết :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom