[Hóa 11] và [Hóa 12]

G

godcomeblack

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy câu trong đề thi hsg anh em giúp hộ tớ nhá
Câu 1: A,B là 2 nguyên tố không thuộc chu kì I của bảng hệ thống tuần hoàn.Hợp chất ABn có tổng số hạt cơ bản nhiều hơn so vơí AnB là 3 hạt. Trong phân tử ABn thành phần khối lượng của B là 65,565% và số hạt mang điện của A ít hơn so với B là 18
Xác định A,B và biết n nguyên dương
Câu 2 :
giải thích hiện tượng sau và viết phương trình phản ứng minh họa
a> SnS2 tan trong dung dịch (NH4)2S
b>SnS không tan trong dung dịch (NH4)2S nhưng tan trong dung dịch (NH4)2S2
Câu 3: trộn 200 gam dd KOH 6,16% với 100ml dung dịch A (d=1,25g/ml) chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 sau phản ứng được dung dịch B. cho từ từ bột Cu vào dung dịch B cho đến khi khí NO( sản phẩm khử duy nhất ) ngừng thóat ra thì khối lượng Cu đã dùng là m gam , thu được 448 ml khí NO (dkc)và dung dịch D
a> viết PTPU
B>tính m và C% dung dịch D
Câu 4:
viết phương trình hóa học xảy ra giửa các chất khác nhau với 1 mol HNỎ (đặc nóng ) sao cho khí thóat ra (duy nhất ) lần lượt là 0,1mol, 0,25mol,0,9mol,1 mol
Câu 5:trong phòng thí nghịêm GV chuẩn bị sẳn :
4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt :K2SO3,K2S2O3,K2S,KHSO4
10 lọ ống nghiệm, nước cất, quỳ tím , phenolphtalein
Hãy nhận biết các dung dịch trên
Câu 6: dung dịch A chưa Ba(OH)2 0,2M và KAlO2 0,3 mol. cho V (ml) dung dịch H2SO4 2M vào 200 ml dd A xuất hiện 12,44 g Kết tủa. Tìm V
Câu 7: hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 được trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Nung m gam A trong bình kín chứa O2 dư , kết thúc phản ứng thu được 24g chất rắn B. Hòa tan m gam A trong a gam dd HNO3 85% vừa đủ thu được dung dịch chứa Fe(NO3)3, H2SO4 và v lít NO2 (DKC). viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính giá trị m,avà V
Ai giải được câu nào thì giúp em nha
 
S

sot40doc

Câu 4:
viết phương trình hóa học xảy ra giửa các chất khác nhau với 1 mol HNO3 (đặc nóng ) sao cho khí thóat ra (duy nhất ) lần lượt là 0,1mol, 0,25mol,0,9mol,1 mol

-> 1 mol khí : cho tác dụng muối [TEX]HCO_3^-[/TEX]
-> 0,25 mol khí : cho TD với Al , pt [TEX]Al + 4 HNO_3 = Al(NO_3)_3 + NO_2 + 2 H_2O[/TEX]
-> 0,9 mol khí : cho TD với FeS , pt [TEX]FeS + 10 H^+ + 9 NO_3^- = Fe^{3+} + SO_4^{2-} + 9 NO_2 + 5 H_2O[/TEX]
-> 0,1 mol khí : cho TD [TEX]Fe_3O_4[/TEX] , pt [TEX]Fe_3O_4 + 10 H^+ + NO_3^- = 3 Fe^{3+} + NO_2 + 5 H_2O[/TEX]
 
S

sot40doc

Câu 6: dung dịch A chưa Ba(OH)2 0,2M và KAlO2 0,3 mol. cho V (ml) dung dịch H2SO4 2M vào 200 ml dd A xuất hiện 12,44 g Kết tủa. Tìm V

dễ thấy [TEX]n Ba^{2+} = 0,04 mol[/TEX]
[TEX]n K^+ = n Al^{3+} = 0,06 mol[/TEX]
dự đoán là [TEX]BaSO_4 [/TEX] kết tủa hết và có 1 phần [TEX]Al(OH)_3[/TEX]
thật vậy , ta có m [TEX]BaSO_4[/TEX] max = 9,32 < 12,44 (g)
vậy ta có 2 TH

TH1 , Al bị đẩy ra thành [TEX]Al(OH)_3[/TEX] hoàn toàn rồi bị hoà tan 1 phần trong [TEX]H_2SO_4[/TEX]
ta có [TEX]Al(OH)_3[/TEX] chưa hoà tan = 12,44 - 9,32 = 3,12 g
=> n = 0,04 mol
=> [TEX]n H^+[/TEX] tham gia = [TEX]2n Ba^{2+} + n K^+ + 3n Al^{3+} tan ra[/TEX]
= 0,04 .2 + 0,06 + 3 . (0,06 - 0,04 ) = 0,2 mol
=> V = 0,2 / 2 = 0,1 lít

TH2
chỉ 1 phần Al bị đẩy ra mà vẫn còn muối [TEX]AlO_2^-[/TEX]
ta vẫn có [TEX]n Al(OH)_3 = 0,04 mol[/TEX]
=> [TEX]n H^+ = 2n Ba^{2+} + n Al(OH)_3 / 2 = 0,1 mol[/TEX]
=> V = 0,05 lít
 
S

sot40doc

Câu 7: hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 được trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Nung m gam A trong bình kín chứa O2 dư , kết thúc phản ứng thu được 24g chất rắn B. Hòa tan m gam A trong a gam dd HNO3 85% vừa đủ thu được dung dịch chứa Fe(NO3)3, H2SO4 và v lít NO2 (DKC). viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính giá trị m,avà V

chất rắn B là [TEX]Fe_2O_3[/TEX] ta có n = 0,15 mol
theo ĐL bảo toàn n tố ta có n mỗi muối Fe ban đầu = 0,15 mol ( vì trong B , 1 phân tử có 2 nguyên tử Fe mà )

=> trong A có 0,3 + 0,15 = 0,45 mol S
=> m = 0,15 . 2. 56 + 0,45 . 32 = 31,2 g

coi hh ban đầu chỉ là đơn chất ( theo ĐL bảo toàn e có thể suy luận vậy cho nhanh )
ta có tổng số e cho = 0,45 . 6 + 0,3 . 3 = 3,6 mol
=> n [TEX]NO_2 = 3,6 mol[/TEX]
viết nốt pt ra sẽ có n HNỎ cần dùng
 
S

sot40doc

Câu 3: trộn 200 gam dd KOH 6,16% với 100ml dung dịch A (d=1,25g/ml) chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 sau phản ứng được dung dịch B. cho từ từ bột Cu vào dung dịch B cho đến khi khí NO( sản phẩm khử duy nhất ) ngừng thóat ra thì khối lượng Cu đã dùng là m gam , thu được 448 ml khí NO (dkc)và dung dịch D
a> viết PTPU
B>tính m và C% dung dịch D

n NO = 0,02 mol
m KOH = 12,32 g => n KOH = 0,22 mol

dễ dàng có đc n Cu = 3/2 n NO = 0,03 mol
=> m = 1,92 g

theo bài ta có tổng số [TEX]H^+[/TEX] phản ứng = 0,02 . 4 + 0,22 = 0,3 mol
như vậy là có ít nhất 0,3 mol [TEX]H^+[/TEX]

khí NO ko thoát ra nữa \Leftrightarrow [TEX]H^+[/TEX] hoặc [TEX]NO_3^-[/TEX] hết
do ở đây [TEX]H^+ = 0,3[/TEX] => ít nhất 0,3 / 4 = 0,075 mol> 0,02
vậy [TEX]H^+[/TEX] lúc sau hết và giả sử trên là đúng
nên n [TEX]NO_3^-[/TEX] còn lại = 0,075 - 0,02 = 0,055 mol
[TEX]n Cl^- = 0,075 . 3 = 0,225 mol[/TEX]
[TEX]n K^+ = 0,22 mol[/TEX]
m dd lúc sau = 200 + 100 . 0,125 + 1,92 - 0,02 . 30 = 326,32 g
cái bài này chỉ tính đc [TEX]C_%[/TEX] của ion thôi
 
S

sot40doc

câu 1 bạn coi lại đề có sai ko
mình làm mãi ko ra
còn 2 bài kia để đọc sách đã
 
G

godcomeblack

dù gì cũng cám ơn bạn nhiều câu 2 mình giải thích được rồi thanks bạn rất nhiều
 
Top Bottom