[Hóa 11] Tài liệu _ chuyên đề Nito và hợp chất

T

tungmay

N

nguyenminhduc2525

3Cu + 2NaNO3 + 8HCL >>>3CuCL2 + 2NaCL + 2NO +4H20
0.375_0.2_______1
>0.3__0.2_______0.8_____0.3______________0.2
>>vNO=4.48(lít)
chỉ có đáp án A duy nhất
bạn thiếu CM NAOh là 0.5M >>1.2 lít
A dung
 
A

alexandertuan

[hoá 11] giải thích kết tủa tan

thổi từ từ cho đến dư khí NH3 vào dung dịch X thì có hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hết. Vậy dung dịch X chứa hỗn hợp
A. Al2(SO4)3 và ZnSO4 B. Cu(NO3)2 Và AgNO3 C. CuCl2 và AlCl3
đáp án là B nhưng em không hiểu mọi người giải thích giúp chỗ này với
 
T

thanhnhan1996

:-j:-jvì theo sách giáo khoa thì các muối của Zn,Ag,Cu đều tạo phức trong NH3
 
Last edited by a moderator:
T

tungmay

[Hoá 11] Hỏi về amoniac

vì sao NH3 tan nhiều trong nước

Nhỏ vài giọt phenolphatalein vào NH3 loãng dung dịch có màu hồng vì sao sau đó màu hồng mất đi?

socviolet said:
Chú ý:
- Tiêu đề: [Hoá 11] + Tiêu đề
- Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@)...
 
Last edited by a moderator:
L

ljnhchj_5v

- vì [TEX]NH_3[/TEX] (amoniac) có liên kết hiđro với phân tử nước nên sẽ tan nhiều trong nước.
- vì [TEX]NH_3[/TEX] có tính bazơ nên nhỏ phenolphatalein vào [TEX]NH_3[/TEX] loãng dung dịch có màu hồng, sau đó màu hồng mất đi có thể là do bị bun sôi nên [TEX]NH_3[/TEX] bay hơi làm mất màu.
 
T

thaihang99

[hóa 11] bài tập HNO3

Cho 12,6 g hỗn hợp Al, Mg có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3 tác dụng với HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 2,24 l khí (đktc) gồm hỗn hợp 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí và tỉ khối xo với H2 là 18. Tính số mol HNO3 tham gia phản ứng.
 
N

nekomata

có phương trình thế này này:
Đầu tiên tạo kết tủa
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O -> Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Sau đó kết tủa tan:
Zn(OH)2 + 4NH3 (dư) -> [Zn(NH3)4](OH)2
Với Cu và Ag thì tương tự thế, còn Al tạo kết tủa với NH3 thì không tan.
 
N

nekomata

Ơ, đáp án C cũng có 4,48l NO mà, phải có CM của NaOH thì mới giải được nốt phương án kia.
bạn xem lại đi CM là 0.5 !!! đề thiếu !!! 1.2 lít dúng rồi !!!!
 
Last edited by a moderator:
N

nekomata

Mình tìm được phần bài tập của chuyên đề Nito khá hay vì có lượng kiến thức tổng quát, không khó, chỉ là luyện cách giải nhanh và bấm may thôi. Post lên đây để mọi người cùng tham khảo. Ai có hứng giải xong thì đưa đáp án lên nhé, mình muốn so cùng xem đáp án của mình có đúng không :p

Mọi người chịu khó down về nhé, mình post lên 25 câu đầu :D
link đây: http://www.mediafire.com/view/?wjrccmp7mkr5752

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. N2O. B. N2. C. NO2. D. NO.

Câu 2 Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ.
A. NaNO3 và H2SO4 đặc. B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc.

Câu 3: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. amophot. B. ure. C. natri nitrat. D. Amoni nitrat

Câu 4. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. NaNO3. B. NH4NO3 C. KCl. D. K2CO3.

Câu 5. Phản ứng nhiệt phân không đúng là :
A. 2KNO3 2KNO2 + O2. B.NaHCO3 NaOH + CO2
C. NH4NO2 N2 + 2H2O. D. NH4Cl NH3 + HCl .

Câu 6. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất oxi hóa. B. môi trường. C. chất khử. D. chất xúc tác.

Câu 7. Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = 2V1. B. V2 = 2,5V1. C. V2 = V1. D. V2 = 1,5V1.

Câu 8 Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,792. B. 0,448. C. 0,746. D. 0,672.

Câu 9. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48. B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24.

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 240. B. 400. C. 120. D. 360.

Câu 11 Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 11,28 gam. B. 8,60 gam. C. 20,50 gam. D. 9,4 gam.

Câu 13. Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là
A. HNO3 B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc. D. H3PO4.

Câu 14. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 6,52 gam. B. 13,92 gam. C. 8,88 gam. D. 13,32 gam.

Câu 15 Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 106,38. B. 38,34. C. 97,98. D. 34,08.

Câu 16. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Fe(NO3)3. B. HNO3. C. Fe(NO3)2 D. Cu(NO3)2.

Câu 17. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. B. MgSO4.
C. MgSO4, và FeSO4. D. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

Câu 18. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
A. 0,6 lít. B. 1,0 lít. C. 0,8 lít D. 1,2 lít.

Câu 19. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O. B. N2. C. NO2. D. NO.

Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là
A. 5,6. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.

Câu 21. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,52%. B. 19,53%. C. 15,25%. D. 12,80.

Câu 22. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. N2O và Al B. N2O và Fe. C. NO và Mg. D. NO2 và Al.

Câu 23. Cho phản ứng:
FexOy + (6x-2y) HNO3 (đậm đặc) xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO2 + (3x-y)H2O. hãy chọn đáp án đúng.
a) Đây phải là một phản ứng oxi hóa khử, FexOy là chất khử, nó bị oxi hóa tạo Fe(NO3)3.
b) Trong phản ứng này, HNO3 phải là một chất oxi hóa, nó bị khử tạo khí NO2.
c) Đây có thể là một phản ứng trao đổi, có thể HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa.
d) (a) và (b) đúng

Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 15 gam CaCO3 vào m gam dung dịch HNO3 có dư, thu được 108,4 gam dung dịch. Trị số của m là:
a) 93,4 gam b) 100,0 gam c) 116,8 gam d) Một kết quả khác

Câu 25. Xem phản ứng: FeS2 + H2SO4(đậm đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Tổng số các hệ số nguyên nhỏ nhất, đứng trước mỗi chất trong phản ứng trên, để phản ứng cân bằng các nguyên tố là:
a) 30 b) 38 c) 46 d) 50
 
Last edited by a moderator:
N

nkok23ngokxit_baby25

Cho 12,6 g hỗn hợp Al, Mg có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3 tác dụng với HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 2,24 l khí (đktc) gồm hỗn hợp 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí và tỉ khối xo với H2 là 18. Tính số mol HNO3 tham gia phản ứng.

từ đề bài ==> số mol của từng kim loại

từ sơ đồ đường chéo ==> số mol 2 khí

viết quá trình nhường nhận e

so sánh số mol e nhường vs số mol e nhận

số mol e nhường > số mol e nhận

=> trong muối có NH4HO3

=> n NH4NO3

=> n HNO3 = .....................
 
B

banmaixanh2996

banmaixanh

làm trươc máy câu lí thuyet :D

1/B
2/A
3/D
4/B
6/A
câu 5 t chả nhìn rõ là chất nào nữa rối quá mà mấy câu này lấy trong đề thi đai học phải khong ?
 
Top Bottom