[Hóa 11] Nito

T

thaibinh96dn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng 3,2g CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống sứ bị hấp thụ hoàn oàn bời nước vôi trong dư thấy tạo thành 1g kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống cho vào cốc đựng 500ml dd HNO3 0,16M thu được V(1) l khí NO và 1 phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760ml d d HCl 2/3M, sau khi phản ứng xong thêm V(2)l NO. Sau đó thêm tiếp 12g Mg vào cốc, sau khi phản ứng xong thu được V(3)l hh khí N2 và H2,đ d muối và hhM của các Kim loại.
Tính V1 V2 V3
 
A

acidnitric_hno3

Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng 3,2g CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống sứ bị hấp thụ hoàn oàn bời nước vôi trong dư thấy tạo thành 1g kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống cho vào cốc đựng 500ml dd HNO3 0,16M thu được V(1) l khí NO và 1 phần kim loại chưa tan hết. Thêm tiếp vào cốc 760ml d d HCl 2/3M, sau khi phản ứng xong thêm V(2)l NO. Sau đó thêm tiếp 12g Mg vào cốc, sau khi phản ứng xong thu được V(3)l hh khí N2 và H2,đ d muối và hhM của các Kim loại.
Tính V1 V2 V3
_________________
Có$ nCuO = 0,04 mol; nCO_2 = 0,01mol$
$CO + CuO ---> Cu + CO_2$
...........0,01<----0,01<--0,01
Sau phản ứng có 0,01 mol Cu tạo thành và 0,03 mol CuO dư
Cho chất rắn vào $HNO_3; nHNO_3 = 0,08mol$
$CuO + 2HNO_3 ---> Cu(NO_3)_2 + H_2O$
0,03----->0,06---------->0,03
$3Cu +8 HNO_3 ---> 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O$
0,0075<--0,02--------------0,0075-------->0,005
=> $V_1 = 0,112 l$
$ nCu dư = 0,0025mol$
Cho HCl vào xảy ra phản ứng $nHCl =\frac{38}{75}$
$3Cu + 8H^+ + 2NO_3^- ---> 3Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O$
0,0025->$\frac{1}{150}$->$\frac{1}{600}$
$nNO = \frac{1}{600}=> V_2 = 0,0373l$
Cho Mg vào cốc. nMg = 0,5mol;$ nH+ dư =0,5mol; nNO_3^- =\frac{11}{150}l$
$5Mg + 12H^+ + 2NO_3^- --->5 Mg^{2+} + N_2 + 6H_2O$
$\frac{11}{60}<--0,44<----\frac{11}{150}---------->\frac{11}{750}$
$nCu^{2+} = 0,04$
$ Mg + CU^{2+} --->$
0,04<--0,04

$ Mg +2 H+ --> Mg^{2+} + H_2$
0,03<--0,06------------------>0,03
=> $V_3 = 1l$
Cái bài lẻ quá.. không biết có tính nhầm chỗ nào không :ss



 
T

thaibinh96dn

Anh giải ra giống em. Nếu em giải như thế này có bị sai chỗ nào không anh.
$n_{CuO}=0,04$ (mol)
- $CO + CuO -> CO_2 + Cu$
- $CO_2 + Ca(OH)_2) -> CaCO_3 + H_2O$
$n_{CaCO_3}=0,01$ (mol) => nCuOphản ứng= 0,01 mol
$n_{CuO}dư=0,03$ (mol)...............$n_{Cu}=0,01$ (mol).....$n_{HNO_3}=0,08$ mol.
Trong ống lúc này con lại trong ống lúc này là CuO và Cu thì em coi như là chỉ có Cu và O được không anh...do em nhớ có lúc thầy em cũng làm thế.
Nêu vậy thì Tổng số mol Cu=0,04 mol
$3Cu + 8HNO_3 -> 3CuNO_3 + 2NO + 4H_2O$
=> $n_{Cu}dư=0,01 mol$ và $n_{NO}=0,02$ => VNO=0,448l
hh sau còn lại: Cu dư =0,01 mol....Cu2+.....và NO3-
$n_{H^+}=\frac{38}{75}$
$3Cu + 8H^+ + 2NO^−_3−−−>3Cu^{2+} + 2NO + 4H_2O$ (1)
số mol NO3- bằng 2 lần số mol Cu(NO3)2 mà số mol Cu trong muối = số mol Cu phản ứng = 0,03=> nNO3-=0,06 mol
(1) => $n_{NO}=\frac{2}{3}n_{Cu}=\frac{2}{3}0,01$ => VNO= 0,149 l
rồi giải tương tự....
 
A

acidnitric_hno3

Trong ống lúc này con lại trong ống lúc này là CuO và Cu thì em coi như là chỉ có Cu và O được không anh...do em nhớ có lúc thầy em cũng làm thế.
Sai chỗ này.
Thầy em nói đúng có thể coi là Cu và O nhưng nếu bảo toàn mol e thì phải bảo toàn cho cả O nữa. Nếu làm như em sẽ thấy rất vô lí ở chỗ...Tại sao CuO không sinh ra khí nhưng khi em biến đổi thành Cu và O thì tất cả Cu lại sinh khí..đúng không:D
Thứ 2: Nếu em viết PT tính theo Cu thì em đã nhầm bởi HNO3 hết chứ không phải Cu hết!
 
Top Bottom