[Hoá 11]Một số bài tập về Anken

H

haanh_0222

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ ANKEN ĐÂY!!!!!!!!!

1.. Khi trùng hợp 2 phân tử isobuten thu đc 2 sản phẩm là X, Y. Khi hidro hoá X, Y đều thu đc iso octan (2,2,4 -trimetylpentan). Hãy tìm CTCT của X, Y

2.. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thỉ khối với H2 = 19. Tìm CTPT các anken và % thể tích mỗi anken co trong X.

3.. Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6. Trong đó số mol C2H4 = số mol C3H6. Tỷ khối của X so với H2 la 7,6. Tíng %V mỗi khí trong X.

4.. Trong bình kín chứa 1 mol hỗn hợp khí X gồm H2, C2H4, C3H6 và 1 ít bột xúc tác. Đun nóng bình 1 thời gian thu đc hỗn hợp khí Y trong bình. Tỷ khối của X so với H2 là 7,6 và cua Y là 8,445. Tính số mol H2 tham gia phản ứng.

5.. Cho 3,36l (dktc) hỗn hợp X gồm 1ankan và 1 anken lộ từ từ qua nước brom dư thấy có 8g Br phản ung. Mặt khác biết 6,72l khí X nặng 13g. Tìm CTPT của 2 hidrocacbon.

6.. Đót cháy hoàn toàn 41g hỗn hợp M gồm 2 hidrocacbon X,Y thu đc 132g C02 và 45g H20. Nếu thêm 0,05 mol hidrocacbon Z vào hỗn hợp M rồi đốt cháy thì thu đc 143g C02 và 49,6g H20. Tím CTPT của Z.
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

2.. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thỉ khối với H2 = 19. Tìm CTPT các anken và % thể tích mỗi anken co trong X.
gọi công thức chung hai anken là CnH2n với M=19.2m=38
=>n=2,7
nên hai anken là C2H4 và C3H6

3.. Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6. Trong đó số mol C2H4 = số mol C3H6. Tỷ khối của X so với H2 la 7,6. Tíng %V mỗi khí trong X.
gọi số mol từng khí trong 1 mol hỗn hợp lần lượt là x,y,y
ta có hệ
x+2y=1
[tex]\frac{2x+28y+42y}{1}=15,2[/tex]
giải tiếp


4.. Trong bình kín chứa 1 mol hỗn hợp khí X gồm H2, C2H4, C3H6 và 1 ít bột xúc tác. Đun nóng bình 1 thời gian thu đc hỗn hợp khí Y trong bình. Tỷ khối của X so với H2 là 7,6 và với Y là 8,445. Tính số mol H2 tham gia phản ứng.
và với Y là 8,445.
vậy là sao ??

5.. Cho 3,36l (dktc) hỗn hợp X gồm 1ankan và 1 anken lộ từ từ qua nước brom dư thấy có 8g Br phản ừgs. Mặt khác biết 6,72l khí X nặng 13g. Tìm CTPT của 2 hidrocacbon.
nếu cho 6,72 thì có 16g Br2 phản ứng nên số mol anken là 0,1 => số mol ankan là 0,2. gọi 2 chất này là CnH2n và CmH2m+2
ta có phương trình
0,1.14n+0,2(14m+2)=13
<=>n+2m=9
nên n=m=3
hai chất là C3H6 và C3H8

6.. Đót cháy hoàn toàn 41g hỗn hợp M gồm 2 hidrocacbon X,Y thu đc 132g C02 và 45g H20. Nếu thêm 0,05 mol hidrocacbon Z vào hỗn hợp M rồi đốt cháy thì thu đc 143g C02 và 49,6g H20. Tím CTPT của Z.
=>0,05 mol hidrocacbon Z tạo 11g CO2 và 4,6g H2O
=> Z là C5H10
đề bị lỗi 1 tí, vì không chẵn :D:D:D
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Bài 2 của Zero sao lại vậy nhỉ :-\
Cái pt kia phải là 16n = 38 chứ T ? Còn kết quả thì đúg rồi, Q k ý kiến

Bài 4 : ý là [TEX]D_{X/Y}[/TEX]
= ..... ;)

Còn bài 5 ấy Zero: Q k hiểu tại sao lại có thể suy ra luôn là n=m=3
theo như Q thấy thì n>=3 còn m >=1 , chưa khẳng định dc j mà :-? SAo có thể suy luôn ra thế T ?
 
Last edited by a moderator:
T

toxuanhieu

Bài 2 của Zero sao lại vậy nhỉ :-\
Cái pt kia phải là 16n = 38 chứ T ? Còn kết quả thì đúg rồi, Q k ý kiến

Bài 4 : ý là [TEX]D_{X/Y}[/TEX]
= ..... ;)

Còn bài 5 ấy Zero: Q k hiểu tại sao lại có thể suy ra luôn là n=m=3
theo như Q thấy thì n>=3 còn m >=1 , chưa khẳng định dc j mà :-? SAo có thể suy luôn ra thế T ?
n+2m = 9=> 2m<9=> m\leq4. ( vì n>=1).
m\geq1 => m={1,2,3,4}.
chỉ có m=3 tm.
=> n=3.
 
T

thanhai11t2

thế này bạn nhé
vì X là hh 2 khí nên theo điều kiện thì anken muốn là khí thì 2=<n=<4
thế rùi xét từng trường hợp của n rùi tìm ra m, nên nhớ 1=<m=<4
 
Q

quynhdihoc

thế này bạn nhé
vì X là hh 2 khí nên theo điều kiện thì anken muốn là khí thì 2=<n=<4
thế rùi xét từng trường hợp của n rùi tìm ra m, nên nhớ 1=<m=<4

à uhm ^^! thanks bạn :D mình hiểu rồi
Có thể k phải xét trường hợp vì từ pt n + 2m = 9 có thể suy luôn ra là n lẻ mà lại nằm trong khoảng kia nữa thì n = 3 .
cái nào cũng như nhau hết ^^!
 
T

thanhai11t2

à mà, iso buten là chất có công thức CH2=C(CH3)-CH3 đáy Xi ah, chỗ đóng ngoặc là mạch nhánh, mà cụ thể pu trùng hợp iso buten là

nCH2=C(CH3)-CH3------------>(-CH2-C(CH3)(CH3)-)n < tức là C ở vị trí số 2 có 2 nhành metyl>
nhưng tớ thấy hơi vô lí là khi trùng hợp anken thì thường cho ra ankan, mà khi hidro hoá ankan thì phải cho ra anken(n>=2) hay cho ra ankađien(n>=4) nhưng trong công thức này iso octan lại là ankan nhỉ
ai đó có thể nói rõ cho mình hơn được ko
 
T

thanhai11t2

bài 4, ta có MX=1,52 => MY=1,52/8,445=1,78 =
. mình nghĩ hơi vô lí
nói chung để làm được bài này, các bạn chỉ cần đẻ ý, qua Ni( chất xt) đốt cháy, do H2 tham gia pu cộng vào anken nên V hh giảm và
VH2( pu)=VA-VB hoac nH2(pu)= nA-nB
với A là hh khí trước pu, còn B là hh khí sau pu
 
Top Bottom