[hoa 11]mình làm mà không có ra. hix

H

hoaibao.enter

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1: khí A có tỉ khối lớn hơn 3 lần so với không khí. khí A cho tác dụng với nước điều kiện lạnh và trong bóng tối thu đưowcj chỉ axit B, mà ngoài ánh sáng có thể biến thành 2 axit C va G. dẵn khí A qua ống thuỷ tinh nung nóng sau đó hoà tan vào nước thu được hai axit B va C, khi cho một trong các sản phẩm phân huỷ nhiệt của khí A tác dụng nhiệt với dung dịch kiềm, tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể thu được muối của 2 axit B va C hoac C va G, chỉ ra các chất nêu trên và viết pt biết một trong các muối của axit G chứa 31,8% kali và 39,2% Oxi
Bài 2: đốt cháy 4,4g muối sunfua của kim loại M có CT là MS trong oxi dư, chất rắn sau phản ứng hoà tan trong một lượng vừa đủ dd HNO3 thấy nồng độ của muối trong dd thu được là 41,72%. khi làm lạnh dd này thì thấy thoát ra 8,08g muối rắn, lọc tách muối rắn thấy nồng độ % của dd muối là 43,7%. xác định CT của muối rắn
 
S

sky_net115

Bài 2: đốt cháy 4,4g muối sunfua của kim loại M có CT là MS trong oxi dư, chất rắn sau phản ứng hoà tan trong một lượng vừa đủ dd HNO3 thấy nồng độ của muối trong dd thu được là 41,72%. khi làm lạnh dd này thì thấy thoát ra 8,08g muối rắn, lọc tách muối rắn thấy nồng độ % của dd muối là 43,7%. xác định CT của muối rắn

Bài 2 là FeS, đề bài mang tính chất tung hoả mù nếu không nhìn kĩ dữ kiện :)) thiếu dữ kiện HNO3 nồng độ 37,8% nhé ^^!

$M_2O_n + HNO_3 => M(NO_3)_n + H_2O$
--a-------------2an----------------2a-----

Đặt mol $M_2O_n$= a mol

ta có m dung dịch $HNO_3$ = 2an.63/ 37,8% = 1000an/3
khối lượng dung dich sau phản ứng = 1000an/3 + (2M +16n).a

m$(MNO_3)_n$= 2(M+62n)a

có pt : [2(M+62n)a]/[(1000n/3+2M+16)a] = 0,4172

=> M =18,65n
n= 3 => M=56 (Fe)

vậy công thức cần tìm là FeS ( đề viết là MS)
 
S

socviolet

bài 1: khí A có tỉ khối lớn hơn 3 lần so với không khí. khí A cho tác dụng với nước điều kiện lạnh và trong bóng tối thu đưowcj chỉ axit B, mà ngoài ánh sáng có thể biến thành 2 axit C va G. dẵn khí A qua ống thuỷ tinh nung nóng sau đó hoà tan vào nước thu được hai axit B va C, khi cho một trong các sản phẩm phân huỷ nhiệt của khí A tác dụng nhiệt với dung dịch kiềm, tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể thu được muối của 2 axit B va C hoac C va G, chỉ ra các chất nêu trên và viết pt biết một trong các muối của axit G chứa 31,8% kali và 39,2% Oxi
$M_A=3.29=87$ => A là $Cl_2O$ (A)
Cl2O + H2O ---> 2HClO (B) <đk: lạnh, trong bóng tối>
3HClO $\xrightarrow{as}$ 2HCl (C) + HClO3 (G)
ClO2 + H2O $\xrightarrow{t^o}$ HCl (C) + HClO (B)
$ClO_2 \xrightarrow{t^o} Cl_2 + \frac{1}{2}O_2$
Cl2 + 2KOH <loãng> ---> KCl + KClO + H2O
3Cl2 + 6KOH <đặc, nóng> ---> 5KCl + KClO3 + 3H2O
=> Muối của acid G là KClO3.
Lâu k làm, chả biết đúng không :|.
 
L

luffy_1998

Khối lượng mol khí B: 29.3 = 87 g/mol.
Ta tìm đơn chất phi kim còn lại ngoài H và O (tạm gọi là X) trong thành phần các axit. Khi cho khí A tác dụng với nước lại có thể cho ra nhiều axit nên X có thể hiện ít nhất 3 số oxh trong các axit. Vậy X là Cl2

Tỉ lệ giữa K, O và Cl là: $n_K : n_O : n_{Cl} = 1 : 3 : 1$
Vậy axit G là HClO3.
Bây giờ ta tìm khí A là hợp chất của Cl với oxi (vì M = 87 nên ko thể là đơn chất Cl2)
$35.5x + 16y = 87 \rightarrow 35.5x < 87 \rightarrow x < 2.45$
Biện luận tìm được A là Cl2O
dẵn khí A qua ống thuỷ tinh nung nóng thu được Cl2 sau đó hoà tan vào nước thu được hai axit HClO (B) và HCl (C)
khi cho một trong các sản phẩm phân huỷ nhiệt của khí A tác dụng nhiệt với dung dịch kiềm, tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể thu được muối của 2 axit B va C hoac C va G:
Nếu DK bình thường thì muối của HClO và HCl, nhiệt độ cao thì muối của HClO3 và HCl.
 
Top Bottom