[hoá 11]luyện tập về kim loại cực hot đây các bạn!

N

nuthantuyet1311992

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lit( đktc) hỗn hợp gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X
Câu 4: Hòa tan hết 2,16g FeO trong HNO3 đặc. Sau một htời gian thấy thoát ra 0,224 lit khí X( đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X
Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó
Câu 5: Có 3,04g hỗn hợp Fe và Cu hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,08 mol hỗn hợp NO và NO2 có . Hãy xác định thành phần % hỗn hợp kim loại ban đầu
Câu 6: Khuấy kỹ 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kim loại có 0,03
duy nhất. Xác định X
Câu 7: Hòa tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỷ lệ số mol 1:1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đóCâu 5: Có 3,04g hỗn hợp Fe và Cu hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,08 mol hỗn hợp NO và NO2 có . Hãy xác định thành phần % hỗn hợp kim loại ban đầu
Câu 8: Khuấy kỹ 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kim loại có 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe. Sau phản ứng được dung dịch C và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lit H2( đktc). Tính nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong A
Bài 9: Đề p gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được chất rắn R nặng 7,52 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4. Hòa tan R bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 0,672 lit( đktc) hỗn hợp NO và NO2 có tỷ lệ số mol 1:1. Tính p
Bài 10: Trộn 2,7 gam Al vào 20 g hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Xác định khối lượng của Fe2O3 và Fe3O4
Bài 11: tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catôt và 4,48 lit khí ở anôt( đktc). Tính số mol mỗi muối trong X
Bài 12: Thổi một luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng thấy tạo ra 0,18mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn E thu được 24g muối khan. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu
Bài 13: Cho 5,1 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lit H2(đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp đầu:
A. 52,94%; 47,06% B. 32,94%; 67,06%
C. 50%; 50% D. 60%; 40%

Bài 14: Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 6,72 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:
A. 2,7g; 5,6g B. 5,4g; 4,8g
C. 9,8g; 3,6g D. 1,35g; 2,4g
Bài 15: Trộn 60g bột Fe với 30 g bột lưu huỳnh rồi đun nóng( không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lit O2 (đktc) ( biết các pư xảy ra hoàn toàn). V có giá trị:
A. 32,928lit B. 16,454lit C. 22,4lit
Bài 16: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là:
A. 56g B. 11,2g C. 22,4g D. 25,3g
Bài 17: Cho 1,92g Cu hòa tan vừa đủ trong HNO3 thu được V lit NO( đktc). Thể tích V và khối lượng HNO3 đã phản ứng:
A. 0,048lit; 5,84g B. 0,224lit; 5,84g
C. 0,112lit; 10,42g D. 1,12lit; 2,92g
Bài 18: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hóa trị x,y không đổi( R1 và R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit NO duy nhất( đktc). Nếu cho hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với HNO3 thì thu được N2 với thể tích là:
A. 0,336lit B. 0,2245lit C. 0,448lit D. 0,112lit
Bài 19: Khi cho 9,6gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc thấy có 49gam H2SO4 tham gia phản ứng tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là:
A. SO2 B. S C. H2S D. SO2,H2S
Bài 20: Để đốt cháy hoàn toàn 1 chất hữu cơ A có chứa C, O, H cần 1,904 lit dktc và thu dc khí và hơi nước theo thể tích 4:3. Hãy XĐ công thức PT của A biết tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 7
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

câu 1 Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lit( đktc) hỗn hợp gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M

[tex]n_{NO_2}=0,3;n_{NO}=0,1[/tex]
[tex]\frac{n.19,2}{M}=0,3+0,1.3=0,6[/tex]
[tex]M=32n[/tex]
kim loại đó là Cu


Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X

[tex]n_{Fe}=0,2[/tex]
[tex]n_{NO}=0,15[/tex]
[tex]n_X=0,15[/tex]
[tex]0,2.3=0,15.3+0,15.n[/tex]
[tex]n=1(NO_2)[/tex]


câu 3 giống câu 2, câu 4 khí angry là khí gì, chả hiểu lưu huỳnh chỗ nào nữa, :D:D. đừng post một lần nhiều như thế, mỗi lần chỉ khoảng tối đa 4 bài, làm hết thì post tiếp, như vậy sẽ có nhiều người làm hơn đó
 
Last edited by a moderator:
L

long15

Câu 4: Hòa tan hết 2,16g FeO trong HNO3 đặc. Sau một htời gian thấy thoát ra 0,224 lit khí đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X
Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó
câu này là khí NO2 hả nhưng việc sinh ra chất có chứa S thì làm gì có hả bạn
Câu 5: Có 3,04g hỗn hợp Fe và Cu hòa tan hết trong dung dịch HNO3 tạo thành 0,08 mol hỗn hợp NO và NO2 có . Hãy xác định thành phần % hỗn hợp kim loại ban đầu
hình như bài này bạn cho thiếu tỉ khối
Câu 6: Khuấy kỹ 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kim loại có 0,03
duy nhất. Xác định X
cái này cũng thiếu 0,03 cái gì
trời ơi thiếu nhiều quá bạn đánh lại đề đi như thế này thì chết à:mad:
 
H

hoangtan2312

Câu 7: Hòa tan 2,4 g hỗn hợp Cu và Fe có tỷ lệ số mol 1:1 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol một sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm đó
T làm bài này đã , trình bày tự luận cho quen tay :)
vì CU:Fe tỉ lệ về số mol là 1:1 nên ta đặt x là số mol của Cu
ta có pt
64x+56x=2.4
=>x=0.02mol
[TEX]Cu^{0} ==>Cu^{+2} +2e[/TEX]
0.02mol============>0.04mol
[TEX]Fe^{0}===>Fe^[+3} + 3e[/TEX]
0.02mol============>0.06mol
tông số mol nhường là 0.06+0.04=0.1mol
lại có đặt a là số e mà [TEX]S^{+6} [/TEX]về [TEX]S^{+a}[/TEX]
ta có
[TEX]S^{+6} + ae ===> S^{+a}[/TEX]
0.05a<=====0.05mol
ta có mol mol nhận là 0.05a mol
ta lại có số mol cho = số mol nhường nên
0.1=0.05a=> a=2
vậy đó là [TEX]H_2S [/TEX]
Chúng ta nên mội người làm 1 bài, chứ làm hết sướng cả mề lắm :))
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

Câu 8: Khuấy kỹ 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 với hỗn hợp kim loại có 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe. Sau phản ứng được dung dịch C và 8,12 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lit H2( đktc). Tính nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong A

[tex]n_{H_2}=0,03[/tex]
[tex]Fe=>H_2[/tex]
0,03--0,03
có 0,03 mol Al và 0,02 mol Fe tác dụng với hai muối nitrat
[tex]m_{Ag}+m_{Cu}=8,12-0,03.56=6,44[/tex]
gọi số mol hai kl lần lượt là x,y
[tex]108x+64y=6,44[/tex]
[tex]x+2y=0,03.3+0,02.2[/tex]
[tex]x=0,03;y=0,05[/tex]
[tex]CM_{AgNO_3}=\frac{0,03}{0,1}=0,3[/tex]
[tex]CM_{Cu(NO_3)_2}=\frac{0,05}{0,1}=0,5[/tex]
 
T

tobzo

Bài 20: Để đốt cháy hoàn toàn 1 chất hữu cơ A có chứa C, O, H cần 1,904 O2 lit dktc và thu dc khí và hơi nước theo thể tích 4:3. Hãy XĐ công thức PT của A biết tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 7 (đề thiếu bạn ơi) đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu lit A vậy.


Bài 19: Khi cho 9,6gam Mg tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc thấy có 49gam H2SO4 tham gia phản ứng tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là:
A. SO2 B. S C. H2S D. SO2,H2S
nMg = 0,4 mol
Mg ----> Mg2+ ... + ...2e
0,4 mol................... 0,8 mol
nS trong X = nH2SO4 - nMgSO4 = 0,5 - 0,4 = 0,1 mol
=> 0,1 mol S6+ nhận 0,8 mol e
=> X là H2S



Bài 18: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hóa trị x,y không đổi( R1 và R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit NO duy nhất( đktc). Nếu cho hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với HNO3 thì thu được N2 với thể tích là:
A. 0,336lit B. 0,2245lit C. 0,448lit D. 0,112lit
2.nCu = số e của kim loại R1,R2 nhường trong phản ứng với muối. = số e N2+ nhận trong phản ứng với HNO3
=> ne = 1,12 : 22,4 . 3 = 0,15 mol
=> số mol N2 = 1/10 số mol e mà 1 ptử N2 nhận = 0,015 mol
=> V = 0,336l


Bài 17: Cho 1,92g Cu hòa tan vừa đủ trong HNO3 thu được V lit NO( đktc). Thể tích V và khối lượng HNO3 đã phản ứng:
A. 0,048lit; 5,84g B. 0,224lit; 5,84g
C. 0,112lit; 10,42g D. 1,12lit; 2,92g
nCu = 0,03 mol => ne nhường = 0,06 mol
=> nNO = 0,06 : 3 = 0,02 mol => V = 0,448l
=> nHNO3 = 2nCu + nNO = 0,08 mol => m =5,04 g Đề có vấn đề chăng


Bài 16: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là:
A. 56g B. 11,2g C. 22,4g D. 25,3g
Fe --------> Fe3+....+ ...3e
a/56 mol......................3a/56 mol
O........................... + 2e..................--------> O2-
(75,2 - a)/16 mol....(75,2 - a)/8 mol
S6+..............+ 2e..............--------> S4+
0,3 mol.........0,6 mol
=>3a/56 = (75,2-a)/8 + 0,6
=> a =56


Bài 15: Trộn 60g bột Fe với 30 g bột lưu huỳnh rồi đun nóng( không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lit O2 (đktc) ( biết các pư xảy ra hoàn toàn). V có giá trị:
A. 32,928lit B. 16,454lit C. 22,4lit
Fe +.............. S -----> FeS
15/16 mol...15/16 mol
nFe dư = 15/14 - 15/16 = 15/112 mol
FeS + .............2HCl --------> FeCl2 + H2S
15/16 mol...................................... 15/16 mol
Fe ..................+ 2HCl -------> FeCl2 + H2
15/112 mol.....................................15/112 mol
2H2S + ...........3O2 -------> 2H2O + 2SO2
15/16 mol...45/32 mol
2H2 + ............O2 ------> 2H2O
15/112 mol...15/224 mol
=> V O2 = 33 l .


Bài 14: Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 6,72 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:
A. 2,7g; 5,6g B. 5,4g; 4,8g
C. 9,8g; 3,6g D. 1,35g; 2,4g


Bài 13: Cho 5,1 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lit H2(đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp đầu:
A. 52,94%; 47,06% B. 32,94%; 67,06%
C. 50%; 50% D. 60%; 40%

Nghỉ ăn cơm
 
L

long15

Bài 14: Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 6,72 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:
A. 2,7g; 5,6g B. 5,4g; 4,8g
C. 9,8g; 3,6g D. 1,35g; 2,4g
Bài 15: Trộn 60g bột Fe với 30 g bột lưu huỳnh rồi đun nóng( không có không khí) thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lit O2 (đktc) ( biết các pư xảy ra hoàn toàn). V có giá trị:
A. 32,928lit B. 16,454lit C. 22,4lit
Bài 16: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là:
A. 56g B. 11,2g C. 22,4g D. 25,3g

Bài 17: Cho 1,92g Cu hòa tan vừa đủ trong HNO3 thu được V lit NO( đktc). Thể tích V và khối lượng HNO3 đã phản ứng:
A. 0,048lit; 5,84g B. 0,224lit; 5,84g
C. 0,112lit; 10,42g D. 1,12lit; 2,92g
ê có ai làm ra đáp án có trong này không sao mình ra 0,448 lit và 5,04g
 
Z

zero_flyer

Bài 9: Đề p gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được chất rắn R nặng 7,52 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4. Hòa tan R bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 0,672 lit( đktc) hỗn hợp NO và NO2 có tỷ lệ số mol 1:1. Tính p

[tex]Fe => Fe^{3+}+3e[/tex]
[tex]\frac{m}{56}---\frac{3m}{56}[/tex]
[tex]O_2+4e=>2O_{2-}[/tex]
[tex]\frac{7,52-m}{32}---\frac{7,52-m}{8}[/tex]
[tex]N^{+5}+3e=>N^{+2}[/tex]
-----------0,045----0,015
[tex]N^{+5}+1e=>N^{+4}[/tex]
-----0,015--------0,015
ta có pt:
[tex]0,015+0,045+\frac{7,52-m}{8}=\frac{3m}{56}[/tex]
[tex]m=5,6[/tex]
 
Z

zero_flyer

Bài 10: Trộn 2,7 gam Al vào 20 g hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Xác định khối lượng của Fe2O3 và Fe3O4

ai giải dùm mình bài 10 này nhá, giải chi tiết với, mình chả hiểu nhiệt nhôm là gì
 
H

hoangtan2312

Bài 10: Trộn 2,7 gam Al vào 20 g hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Xác định khối lượng của Fe2O3 và Fe3O4

ai giải dùm mình bài 10 này nhá, giải chi tiết với, mình chả hiểu nhiệt nhôm là gì
phản ứng hiệt nhôm là pư của 12 đó zerô ơi, thực chất là Al tác dụng với hh kia thôi ^^!, nhưng nếu có ko khí và ko có ko khí thì lại khác, T đi kiếm sách 12 đọc đã, chỉ hiểu hư vậy thôi ^^! :D
 
Z

zero_flyer

Bài 12: Thổi một luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng thấy tạo ra 0,18mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn E thu được 24g muối khan. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu:

kết tủa chính là phản ứng giữa CO2 và Ca(OH)2 tạo CaCO3
[tex]n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,06[/tex]
[tex]n_{Fe_3(SO_4)_2}=\frac{1}{15}[/tex]
[tex]=>n_{Fe}=0,2[/tex]
[tex]n_{H_2SO_4}=2\frac{1}{15}+0,18=\frac{47}{150}[/tex]
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
[tex]m+98\frac{47}{150}=24+0,18.64+18\frac{47}{300}[/tex]
[tex]m=\frac{229}{30}[/tex]
[tex]m_O=\frac{229}{30}-0,2.56=\frac{-107}{30}[/tex]
sao lại ra âm nhở, coi dùm tớ cái, kiểm tra lại rồi mà chả biết sai chỗ nào
 
T

toxuanhieu

Bài 10: Trộn 2,7 gam Al vào 20 g hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 thấy thoát ra 0,36 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Xác định khối lượng của Fe2O3 và Fe3O4
ai giải dùm mình bài 10 này nhá, giải chi tiết với, mình chả hiểu nhiệt nhôm là gì
pu nhiệt Al là pu Al khủ các oxit của kl tb và yếu tạo ra KL tụ do và oxit Al nếu pu htoàn và tạo ra sp(Al, oxit Al, KL tu do và oxit KL) nếu pu ko htoàn.
nAl=0,1 mol----->nAl trong A là 0,1 mol dù pu htoàn hay ko htoàn.
----->nAl(NO3)3=0,1 mol.
gọi a là sô mol Fe trong A---->nFe(NO3)3=a mol.
btkl: mA + mHNO3 = mAl(NO3)3 + mFe(NO3)3 + mNO2 + mH2O.
---->a=0,256 mol. Lập hệ: 160x+232y=20.(nFe2O3=x;nFe3O4=y).
2x+3y=0,256
---->x=0,038mol---->mFe2O3=6,08(g).
y=0,06 mol------>mFe3O4=13,92(g).
 
Last edited by a moderator:
T

toxuanhieu

Bài 12: Thổi một luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng thấy tạo ra 0,18mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn E thu được 24g muối khan. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu:

kết tủa chính là phản ứng giữa CO2 và Ca(OH)2 tạo CaCO3
[tex]n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=0,06[/tex]
[tex]n_{Fe_3(SO_4)_2}=\frac{1}{15}[/tex]
[tex]=>n_{Fe}=0,2[/tex]
[tex]n_{H_2SO_4}=2\frac{1}{15}+0,18=\frac{47}{150}[/tex]
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
[tex]m+98\frac{47}{150}=24+0,18.64+18\frac{47}{300}[/tex]
[tex]m=\frac{229}{30}[/tex]
[tex]m_O=\frac{229}{30}-0,2.56=\frac{-107}{30}[/tex]
sao lại ra âm nhở, coi dùm tớ cái, kiểm tra lại rồi mà chả biết sai chỗ nào

bài này mình không biết bạn sai chõ nào nhung mình ra kết quả chẵn lắm.
mFe=8,96(g)
mFe2O3=6,4(g).
mình làm btoàn e cả quá trình tù khu bằng CO đến cho vào HNO3.
 
Top Bottom