[hóa 11]lí thuyết

P

phanthimyuyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 4: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được
dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 7: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta
dùng thuốc thử là
A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu.
 
D

dhbk2013

Câu 4: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được
dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 7: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta
dùng thuốc thử là
A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu.

Câu 4 : Đáp án câu C ( vì Fe vẫn còn dư nên nó sẽ đẩy được Cu2+ ra khỏi muối )
Câu 7 : Đáp án câu D và câu A (Fe) cũng là câu trả lời đúng. Bởi vì nếu dùng Fe cũng có thể nhận biết được 3 dung dịch trên nếu lần lượt cho Fe tác dụng với 3 dung dịch: HCl, HNO3 và H2SO4 đặc nguội thì HNO3 và H2SO4 không có phản ứng còn HCl có phản ứng và có thể nhận biết được vì có khí thoát ra (Phương trình phản ứng là: 2HCl + Fe —-> FeCl2 + H2).Từ phản ứng trên, ta thu được dung dịch FeCl2. Dùng dung dịch FeCl2 lần lượt đổ vào 2 lọ dung dịch còn lại (HNO3 và H2SO4). Với dung dịch HNO3 sẽ có khí thoát ra, hoá nâu trong không khí: (Phương trình phản ứng là: HNO3 + FeCl2 —-> FeCl3 + NO + H2ONO + O2—-> NO2). Với dung dịch H2SO4 sẽ có phản ứng tạo không khí màu là axit HCl dễ bay hơi. Phương trình phản ứng là: H2SO4 + FeCl2 —-> FeSO4 + 2HCl.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom