[Hóa 11] Khả năng hoà tan

K

kakashi_hatake

Tại sao dd NH3 có thể hòa tan kết tủa Cu(OH)2 và AgCl??

Lý do thì t không biết, chỉ biết viết pt phản ứng thôi
$Cu(OH)_2+4NH_3->[Cu(NH_3)_4](OH)_2$
$2AgCl+2NH_3
+H_2O->Ag_2O+2NH_4Cl$
$Ag_2O+H_2O+2NH_3-> 2[Ag(NH_3)_2]OH$
 
T

th1104

tham khảo tại đây

đây
Phức chất là tập hợp các nguyên tử gồm: nguyên tử hay ion được gọi là hạt trung tâm và các phân tử, ion liên kết hoá học với hạt trung tâm đó (phối tử)
+Hạt trung tâm - Nguyên tử hay cation mà phân tử, ion khác liên kết với nó để tạo ra các phân tử phức chất được gọi là trung tâm
+Phối tử
- Phân tử hay anion liên kết hoá học trực tiếp với hạt trung tâm được gọi là phối tử - Phối tử có đôi e riêng
- Số đôi e riêng của phân tử hay ion có thể tham gia liên kết với hạt trung tâm được gọi là số răng của phối tử
* Các ion kim loại Cu2+, Ag+ có khả năng tạo phức chất vì có có obitan d còn trống có khả năng liên kết với các phối tử
 
Last edited by a moderator:
T

truongtatvudtm

trả lời

tại vì một số kết tủa như agcl, agoh, cu(oh)2,zn(oh)2, sn oh(2), fb o(h)2 thì khi tác dụng với Nh3 sẼ có phản ứng tạo phức nên tác dụng được( cái này trong các đề thi thì nó chỉ hỏi chất nào có trong các chất có thể tạo phức với NH3 chứ ko bắt giả thích đâu)
 
S

sky_net115

NH3: Cấu tạo phân tử:
N nhóm 5A, có 5e lớp ngoài cùng, bỏ 3e ra liên kết cộng hoá trị với 3H, còn 2e riêng.
2e riêng này là nguyên nhân làm cho NH3 có tính Bazo. Và cũng chính vì 2e này chưa tham gia liên kết, nên nó có khả năng liên kết phối trí( tạo phức) với $Cu^{+2}, Zn^{+2}, Ag^+$,...
 
Top Bottom