[hóa 11]Giúp đỡ về dạng chất tác dụng với nhau

G

g4methu123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có 2 bài này
1. Trong các dung dịch : HNO3, NaCl, Na2So4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, các chất nào tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3) ?
2.Cho các chất Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Cho biết những chất nào vừa tác dụng được với HCl, vừa tác dụng được với NaOH.


Các bạn cho mình hỏi 2 bài trên và phương pháp làm loại bài này với, làm sao để bik nó có tác dụng hay không vậy ???


chú ý: [hóa 11] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
S

sky_net115

1. Trong các dung dịch : HNO3, NaCl, Na2So4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, các chất nào tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3) ?
2.Cho các chất Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Cho biết những chất nào vừa tác dụng được với HCl, vừa tác dụng được với NaOH.

Dạng bài toán thế này chỉ có nước thuộc bảng tính tan, tính chất phản ứng trao đổi học ở năm lớp 8 bạn à :D, Cái nào mới mới thì mình nói qua, cái nào đã học thì chỉ nói trực tiếp luôn

Tác dụng được với Ba(HCO3) : HNO3, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4,
HNO3 : axit + muối
Na2SO4 : Muối + Muối
Ca(OH)2 : Do OH- + HCO3 : Bazo + Axit
KHSO4: Do HSO4 vẫn có thể phân li ra H+ => Axit+ Muối ( Gốc muối axit mạnh + gốc muối axit yếu)

2: Chất lưỡng tính, muối gốc axit yếu thì có thể vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH
Lưu ý: Chất có tính lưỡng tính khác chất lưõng tính nhé :D
Al, Al(OH)3, zn(OH)2, NaHCO3,
 
G

g4methu123

2 chất tác dụng được với nhau là khi hai chất đó tạo sản phẩm là kết tủa, chất điện li yếu, hoặc khí phải không bạn ?
Sao Al, Al(OH)3 tác dụng được với HCl vậy bạn? bạn viết pthh cho mình được ko
 
G

g4methu123

Bạn có tài liệu nào hay về tính chất của axit, muối, bazo giúp mình học tốt dạng toán này ko ?
bạn giúp mình với
 
I

imcoming

Bạn có thể giải thích cho mình sự khác nhau giữa ''chất có tính lưỡng tính'' và ''chất lưỡng tính'' đc không?
Theo mình biết thì chất có tính lưỡng tính nghĩa là đơn chất của nó không phải là lưỡng tính, vid dụ như Al, Zn,Cr là kim loại, và nó ko phải là chất lưỡng tính. Chất lưỡng tính là vừa thế hiện tính axit vừa thể hiện tính bazo. Vì thế mà có sự khác nhau, cần phải chú ý trong cách dùng từ
 
C

cobe_xauxi_ngungoc

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom