[Hóa 11] Điện li

T

thaibinh96dn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cho dd $NH_3$ dư vào dd X chứa: $AlCl_3, ZnCl_2, NiCl_2, FeCl_3$ thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z, cho CO dư đi qua Z nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa
A. $Fe, Ni, Al_2O_34$
B. $Al_2O_3, ZnO, Fe$
C. $Al_2O_3, Zn$
D. $Al_2O_3, Fe$
2) Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp $ACO_3, BCO_3$ vào d d HCl thu được d d chứa 5,1 g muối và V lít khí ở đktc. Giá trị của V?
 
A

acidnitric_hno3

1) Cho dd $NH_3$ dư vào dd X chứa: $AlCl_3, ZnCl_2, NiCl_2, FeCl_3$ thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z, cho CO dư đi qua Z nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn T. Trong T có chứa
A. $Fe, Ni, Al_2O_34$
B. $Al_2O_3, ZnO, Fe$
C. $Al_2O_3, Zn$
D. $Al_2O_3, Fe$
$ Ni^{2+}$ và $Zn^{2+}$ tạo phức với NH3 được nên T chỉ có $Al_2O_3$ và $Fe$ thôi
2) Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp $ACO_3, BCO_3$ vào dd HCl thu được d d chứa 5,1 g muối và V lít khí ở đktc. Giá trị của V?
Tăng giảm khối lượng có có $n muối = \frac{5,1-4}{71-60}=0,1mol$ => $nCO2 = n muối = 0,1=> V =2,24l$

_________________________________________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
1

11thanhkhoeo

1 D VÌ Ni và Zn tạo phức

2 $XCO_3$+HCl---> $XCl_2$+$CO_2$+$H_2O$

ta có 1 mol $XCO_3$ phản ứng khối lượng muối tăng 71-60 =11 gam

==>> 0,1 mol $CO_2$

--->> V=2,24L
 
Last edited by a moderator:
1

11thanhkhoeo

:)
d vì Cu, Ni và Zn tạo phức với $NH_3$ không tạp kết tủa

FeO + CO->> Fe+$CO_2$
 
K

kakashi_hatake

Thế thì HNO2 td với nước tạo ra HNO3 với HNO2 hay NO
 
Last edited by a moderator:
K

kakashi_hatake

À, em hiểu r. Cảm ơn anh ạ. Tiện ehoir luôn, các chất lưỡng tính là gì ạ?
 
V

vumacdinhchi

Tính lưỡng tính là gì?

Lưỡng tính là khả năng của một số chất tùy theo điều kiện mà thể hiện tính chất axit hoặc tính chất bazơ, tạo ra muối khi tác dụng với axit cũng như khi tác dụng với bazơ. Ví dụ:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O

Như vậy, Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính.

Nói rằng chất có tính lưỡng tính tác dụng được với axit và bazơ; vậy nói ngược lại, chất tác dụng với axit và bazơ là chất có tính lưỡng tính có đúng không?

Không nên nói ngược lại! Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa; nhưng nhiều loại hợp chất khi tác dụng với axit hoặc bazơ không gây ra phản ứng trung hòa. Đa số các muối tác dụng với axit tạo ra muối và axit hoặc tác dụng với bazơ tạo thành muối và bazơ.

Ví dụ:

CuCl2 + H2SO4 → CuSO4 + 2HCl

CuCl2 + 2NaOH →2NaCl + Cu(OH)2

Như vậy, tùy theo bản chất của phản ứng mà xác định chất có tính lưỡng tính hay không!

Oxi lưỡng tính là gì?

Những oxit kim loại có khả năng tạo muối khi tác dụng với axit (hoặc oxit axit) cũng như khi tác dụng với bazơ (hoặc oxit bazơ) gọi là oxit lưỡng tính.

Thường gặp là các oxit: ZnO, Al2O3, Fe2O3, Cr2O3, SnO, PbO, SnO2, PbO2, MnO2,…

Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 6NaOH + 3H2O → 2Na3[Al(OH)6]

Tính hai mặt này không phải thể hiện như nhau đối với mọi oxit lưỡng tính, tùy theo nguyên tố kết hợp mà thể hiện ở mức độ khác nhau. Ví dụ: ZnO dễ tan trong axit cũng như trong dung dịch kiềm; Fe2O3 có tính bazơ trội hơn nên dễ tan trong axit, tính axit chỉ thể hiện khi tác dụng với kiềm ở nhiệt độ cao nhưng với SnO2 thể hiện tính axit cao hơn tính bazơ.

Tổng hợp từ “Giải đáp hóa học THPT – PGS.TS Nguyễn Đức Vận“
 
Top Bottom