[hoá 11]Đề thi học sinh giỏi

S

style88

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người làm giúp mình đề này để mình so kết quả với ạ. Với cả câu 1 làm thế nào để biện luận vậy?
Câu 1 (2,5 điểm ):

R là một nguyên tố phi kim tạo ra 4 oxit ký hiệu A, B, C, D, trong đó số oxi hoá của R lần lượt là +a, +2a, +4a, +5a. Một trong 4 oxit có khối lượng phân tử là 30 đvC (a là số nguyên).
1. Xác định R và công thức 4 oxit trên. Viết CTCT của D, cho biết trong D có các loại liên kết gì?
2. Xác định X, Y phù hợp, viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hoá sau với đầy đủ điều kiện phản ứng (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng):
B → C → X → D → Y → A

Câu 2 (3 điểm):
1. Dung dịch A chứa NO3-, NO2- và một ion dương X, A có pH > 7. X là ion nào trong số các ion sau: Na+, Ca2+, NH4+. Giải thích?
- Tính nồng độ mol/l của ion NO3- nếu nồng độ mol/l của NO2-, của X trong dung dịch lần lượt là 0,1; 0,3 (mol/l).
- Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của 3 ion trong dung dịch A nói trên.
2. NH4+ có những tính chất hoá học cơ bản nào ? Mỗi tính chất viết một phản ứng để minh hoạ.
3. Cho dung dịch HCl vào dung dịch có các ion NO2-, S2-, Cl-, I-, CO32- có hiện tượng gì xảy ra ? Viết phương trình phản ứng nếu có.
Câu 3 (2,5 điểm):
Ở 300oK, độ điện ly của dung dịch NH3 0,17 g/lít là 4,2%. Tính
1. pH của dung dịch.
2. Kb của NH3.
3. pH của dung dịch sau khi thêm 0,535g NH4Cl vào 1 lít dung dịch NH3 ban đầu (cho thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu 4 (2,5 điểm):
Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HNO3 2M sinh ra 3,36 lít NO (ĐKTC) (không có khí khác) và dung dịch X chỉ chứa một muối.
1. A có thể là chất nào trong số các chất sau: NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeCO3, Fe, Cu2O ? Vì sao?
2. Xác định A nếu khối lượng muối sinh ra trong dung dịch X là 36,3 g.
Câu 5 (2 điểm):
Xác định A, B, C, D, X phù hợp và viết các phương trình phản ứng thực hiện chuyển hoá sau với đầy đủ điều kiện (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng).
A → B → Cao su BuNa-S
Etan → X
C → D → Cao su BuNa-N
Câu 6 (2 điểm):
1. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn khí C2H2 lần lượt đi qua các dung dịch sau: dungdịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch KMnO4/Na2CO3.
2. Nếu thay dung dịch dung dịch KMnO4/Na2CO3 bằng dung dịch KMnO4/H2SO4 thì thấy có khí thoát ra và trong dung dịch thu được có sự xuất hiện của HCOOH. Viết phương trình phản ứng minh họa.
3. Giải thích vì sao khí C2H2 sinh ra từ CaC2 thường có mùi khó ngửi?
Câu 7 (2 điểm):
1. Viết phương trình phản ứng cộng tạo sản phẩm chính khi cho propen tác dụng với các liên – halogenua (interhalides) IBr, ICl, BrCl. Cho biết tốc độ phản ứng cộng halogen vào propen tăng theo thứ tự I2, Br2, Cl2. Viết thêm các liên – halogenua vào thứ tự nầy.
2. Viết phương trình phản ứng tạo sản phẩm chính khi lần lượt cho buten-1, axit acrylic (CH2=CH-COOH), vinyl bromua tác dụng với BrCl. Trong 3 phản ứng trên, phản ứng nào xảy ra nhanh nhất, vì sao?
Câu 8 (3,5 điểm):
1. A là một hiđrocacbon không nhánh có chứa 16,28% H (hiđro). Xác định công thức phân tử của A, viết CTCT đúng của A và gọi tên. Từ A, viết phương trình phản ứng điều chế: xiclohexađien-1,3 ; o-brom nitrobenzen ; m-brom nitrobenzen (không được dùng quá 10 phản ứng, các chất vô cơ cần dùng xem như có sẵn).
2. A tác dụng với clo tạo dẫn xuất B chứa 29,46% Cl. Đun nóng B với dung dịch KOH trong rượu thu được 1 hiđrocacbon C (sản phẩm chính). Ozon phân C chỉ thu được một anđehit duy nhất. Cho C tác dụng với dung dịch Br2 thu được dẫn xuất D, đun nóng D với dung dịch KOH trong rượu thu được 2 hiđrocacbon E và F, E có đồng phân hình học. Xác định CTCT đúng của B, C, E, F và gọi tên.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Câu 4 (2,5 điểm):
Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HNO3 2M sinh ra 3,36 lít NO (ĐKTC) (không có khí khác) và dung dịch X chỉ chứa một muối.
1. A có thể là chất nào trong số các chất sau: NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeCO3, Fe, Cu2O ? Vì sao?
2. Xác định A nếu khối lượng muối sinh ra trong dung dịch X là 36,3 g.

a/ Fe(OH)2, Fe, Cu2O: Vì Số oxi hoá của Sắt, đồng chưa cao nhất, FeCO_3 tác dụng cho ra thêm khí CO2

b/ số mol $NO_3^-$--> muối = 0,6 - 0,15 = 0,45 mol

Gọi muối: $M(NO_3)_n$

khối lượng kim loại: 36,3 - 0,45.62 = 8,4 g

Nếu n = 3 --> M = 56 ( Fe)

Nếu n = 2 --> M = ...
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Câu 3 (2,5 điểm):
Ở 300oK, độ điện ly của dung dịch NH3 0,17 g/lít là 4,2%. Tính
1. pH của dung dịch.
2. Kb của NH3.
3. pH của dung dịch sau khi thêm 0,535g NH4Cl vào 1 lít dung dịch NH3 ban đầu (cho thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).


Ở 300oK, độ điện ly của dung dịch NH3 0,01M là 4,2%.

$NH_3 + H_2O <- - - > NH_4^+ + OH^-$

$n_{OH^-}$ = $4,2.10^{-4}$ M ---> pH = 14+log(C) = 10,6

$K_b$ = $\dfrac{(4,2.10^{-4})^2}{0,01-4,2.10^{-4}}$ = $1,84.10^{-5}$

$n_{NH_4Cl}$ = 0,01 mol --> $C_{NH_4^+}$ = 0,01 M

$NH_3 + H_2O <- - - > NH_4^+ + OH^-$
$0,02 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ $

$x \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ x \ \ \ \ \ \ \ x $

$0,02-x \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ x \ \ \ \ \ \ \ x $

$K_b$ = $\dfrac{x^2}{0,02-x} = 1,84.10^{-5}$ ---> $x = 6.10^{-4}$

--> pH = 14 + logx = 10,77
 
Top Bottom