[hóa 11] Bt 1

H

hatcat_sad

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: 1 hh gồm Na2SO4 và K2SO4 trộn theo tỉ lệ 1:2 về số mol. hòa tan hh vào 102 g nước thu đc dd A. cho 164 g dd BaCl2 10% vào dd A xuất hiện kết tủa. lọc bỏ kết tủa thêm H2SO4 dư vào nước lọc thấy tạo ra 46,6 g kết tủa. xác định nồng độ % của Na2SO4 và K2SO4 trong dd A ban đầu

câu 2: hòa tan hoàn toàn 16,25g 1 kim loại hóa trị (II) bằng dd HCl 18,25%( D=1,2g/ml) thu đc dd muối và 5,6l khí H2(đktc)
a) xác định kim loại
b) xác định khối lượng dd HCl 18,25% đã dùng? Tính CM của dd HCl
c) tính nồng độ % của dd muối sau phản ứng
 
H

hatcat_sad

[hóa 11] Bt 3

câu 1: tính nồng độ ban đầu của dd H2SO4 và dd NaOH biết rằng:
- nếu đổ 3 lít dd NaOH vào 2 lít dd H2SO4 thì sau khi phản ứng dd có tính kiềm với nồng độ 0,1M
- nếu đổ 2 lít dd NaOH vào 3 lít dd H2SO4 thì sau khi phản ứng dd có tính axit với nồng độ 0,2M

Câu 2: hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dd HCl dư thu đc V lít H2(đktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M bằng dd HNO3 loãng, thu đc muối nitrat của M,H2O và cũng V lít khí NO duy nhất
a) so sánh hóa trị củ M trong muối clorua và trong muối nitrat
b) M là KL nào biết khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,095 lần khối lượng muối clorua
 
H

hatcat_sad

[hóa 11] Bt 4

Câu 1: hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đkc). Nồng độ MgCl2 tròn dung dịch D bằng 6,028%.
a) xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn cong lại sau khi nung.

Câu 2: Dung dịch X là dung dịch H2SO4, dung dịch Y là dung dịch NaOH. Nếu trộn X và Y theo tỷ lệ thể tích là Vx : Vy = 2 : 3 thì được dung dịch B có chứa Y dư. Trung hòa 1 lít B cần 29,2 gam dung dịch HCl 25%. Tính nồng độ mol của X và Y.
 
S

sandy_26

chào bạn

Câu 1:a,nCO2 = 0,15 mol
CT muối R2(CO3)x
R2(CO3)x + 2xHCl --> 2RClx + xCO2 + xH2O (1)
MgCO3 + 2HCl --> MgCl2 + CO2 + H2O (2)
nHCl =2n CO2 =0,3
m dd HCl = 0,3 . 36,5 . 100 / 7,3 =150 g
m dung dịch D =14,2 +150 - 0,15.44 =157,6 g
m MgCl2=9,5 g=> n MgCl2= 0,1 mol
n CO2 tham gia pứ (1)= 0,15 - 0,1 = 0,05 mol
n R2(CO3)x= 0,05/ x
m R2(CO3)x = 14, 2- 0,1 . 84= 5,8 g
2R + 60x=116x
R=28x => x=2 ; R= 56( R là Fe)
% MgCO3=59,15%; % FeCO3= 40,85 %
b, MgCl2---> Mg(OH)2 ---->MgO
0,1mol..........0,1................0,1
2FeCl2---> 2Fe(OH)2----> 2Fe(OH)3 ---> Fe2O3
0,05mol...................................................0,025
m rắn= 0,1 . 40 + 0,025.160=4,4 g
chúc bạn học tốt!!
 
T

thienlong233

câu 1: tính nồng độ ban đầu của dd H2SO4 và dd NaOH biết rằng:
- nếu đổ 3 lít dd NaOH vào 2 lít dd H2SO4 thì sau khi phản ứng dd có tính kiềm với nồng độ 0,1M
- nếu đổ 2 lít dd NaOH vào 3 lít dd H2SO4 thì sau khi phản ứng dd có tính axit với nồng độ 0,2M
giải
gọi nồng độ của NaOH là x(M), nồng độ của H2SO4 là y(M)
+)nếu đổ 3 lít dd NaOH vào 2 lít dd H2SO4 thì sau khi phản ứng dd có tính kiềm với nồng độ 0,1M
nên ta có biểu thức
3x-2y=0,1.(2+3) (*)
+)nếu đổ 2 lít dd NaOH vào 3 lít dd H2SO4 thì sau khi phản ứng dd có tính axit với nồng độ 0,2M
nên ta có biểu thức
3y-2x=0,2(2+3) (**)
giải (*) và (**) ta được
x=0,7(M), y=0,8(M)
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!
 
S

sandy_26

chào bạn !!!

câu 2:Hóa trị của M trong muối clorua nhỏ hơn hoặc bằng trong muối nitrat; ta có:
2M + 2nHCl = 2MCln + nH2
1 ------------.....----- 1/2n
3M + 4mHNO3 = 3M(NO3)m + mNO + 2mH2O
1 ----------------..................- 1/3 m
ta co V H2 = V NO --> nH2 = nNO
--> m/3 = n/2 --> n/m = 2/3 --> m =1,5n
=> Hóa trị của M trong muối clorua nhỏ hơn trong muối nitrat
b, m M(NO3)m = 1,905m MCln
--> M + 62m = 1,905.(M + 35,5n)
--> 0,905M + 67,6275n = 62m
--> M = (62m - 67,6275n)/0,905
với m= 1,5 n
M = 28; n=2 --> M là Fe.
chúc bạn học tốt!!
 
T

thienlong233

câu 2: hòa tan hoàn toàn 16,25g 1 kim loại hóa trị (II) bằng dd HCl 18,25%( D=1,2g/ml) thu đc dd muối và 5,6l khí H2(đktc)
a) xác định kim loại
b) xác định khối lượng dd HCl 18,25% đã dùng? Tính CM của dd HCl
c) tính nồng độ % của dd muối sau phản ứng
giải: M+2HCl--->MCl2+H2
a)nH2=0,25mol--->nM=0,25mol
--->khối lượng mol kim loại =16,25/0,25=65(Zn)
b) nHCl=2nH2=0,5mol
--->mHCl=18,25mol
khối lượng dung dịch HCl 18,25% là 18,25.100/18,25=100g
thể tích dung dịch HCl là 100/1,2=250/3(ml)
CmHCl=0,5.3/250=0,006M
c)mdd=100+16,25-0,5.2=115,25g
m muối=34g
-->C%=34/115,25=29,5%
 
Top Bottom