[hóa 11] bài tập

K

khanhanh1996

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Axit cacbonic và axit silixic giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Về độ mạnh của
axit.
B. Về trạng thái tập hợp.
C. Bị phân hủy khi đun nóng.
D. Dễ tan trong nước.
Đây là câu hỏi trong đề thi HK1 .... Em phân vân giữa A và C, nhưng chọn A. Vì em nghĩ axit cacbonic không tồn tại làm sao bị phân hủy khi đun nóng đc. Trong khi cô giáo sửa là C. Khái niệm về độ mạnh của axit??
 
H

hiepchau96

Câu A sai là vì

Axit Silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic, nên dễ bị khí CO2 đẩy ra khỏi dung dịch muối của nó

[TEX]Na_2SiO_3 + CO_2 + H_2O \to H_2SiO_3 + Na_2CO_3[/TEX]

Câu C đúng vì ở điều kiện thường, H2CO3 tồn tại ở dạng dd. H2SiO3 tồn tại dạng rắn.
Khi bị đun nóng thì nó sẽ bị phân hủy
 
K

khanhanh1996

Câu A sai là vì

Axit Silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic, nên dễ bị khí CO2 đẩy ra khỏi dung dịch muối của nó

[TEX]Na_2SiO_3 + CO_2 + H_2O \to H_2SiO_3 + Na_2CO_3[/TEX]

Câu C đúng vì ở điều kiện thường, H2CO3 tồn tại ở dạng dd. H2SiO3 tồn tại dạng rắn.
Khi bị đun nóng thì nó sẽ bị phân hủy
Nhưng mình nghĩ độ mạnh ở đây là : axit mạnh, axit trung bình , axit yếu chứ đâu phải so sánh 2 axit đó với nhau. H2CO3 mạnh hơn thì biết rồi, quan trong là độ mạnh hiểu thế nào?
Mà theo mình học thì H2CO3 ngay trong dung dịch đã là CO2 với H2O thì làm gì cần nung nóng để nó phân huỷ. Nó đâu tồn tại dạng phân tử H2CO3???
 
Top Bottom